Thursday, February 27, 2014

Nhạc từ thiện


Các bạn thân mến.

Thấm thoát mới ngày nào mình khăn gói lên đường từ giã đất nước Việt Nam thân yêu để sang Hoa Kỳ định cư làm lại một cuộc sống mới. Vất vả có, thành công có ... Vậy mà đã gần 15 năm xa quê hương rồi.  Thời gian trôi nhanh quá!!! Nhìn lại chặng đời đã đi qua mình thấy chưa làm được gì cả.

Nhạc sĩ: Y Vân đã viết: "Em ơi có bao nhiêu? 60 năm cuộc đời"  Nếu cứ mãi bon chen với đời này, cuối cùng nhắm mắt xuôi tay cũng không đem được gì sang thế giới bên kia. Cuộc đời thì chỉ 60 năm hoặc hơn tí thôi nhưng sao ta cứ mãi đi tìm?.  Chính vì tâm tình đó mình cũng viết một vài ca khúc từ thiện để mong có ai đó có khả năng giúp đỡ những người anh em nghèo khổ. 


Sau một thời gian đi theo Hội bác ái Phanxicô do Lm. Trịnh Tuấn Hoàng làm linh hướng trong hội còn có Lm. Nhạc sĩ: Vũ Hải Đăng tháp tùng. Nhìn thấy những cảnh tình thương tâm hiện lên, mình thấy Chúa không ở đâu xa xôi mà Chúa đã và đang hiện diện trong những anh em nghèo khổ, trong lao tù, trên vỉa hè, trên đường phố, trong cuộc sống hàng ngày mà ta gặp phải, nhiều khi ta không để ý đó thôi!!!. Những điều đó đã cho mình nhiều cảm xúc mạnh và Quốc Hùng đã viết một số ca khúc từ thiện. QH sẽ gởi tới các bạn những bài hát này trên các link trong tương lai để mong ai đó nếu có khả năng sẽ giúp đỡ những người nghèo khổ.   Bài hát từ thiện đầu tiên vừa sáng tác và thâu âm xong là bài: CÓ BAO GIỜ CON THẤY CHÚA?  Xin mời các bạn xem đường link và chia sẻ.


http://www.youtube.com/watch?v=OMKBoPyqqj4

Bài thứ hai là bài: CẬU BÉ KHÔNG NHÀ.

http://www.youtube.com/watch?v=zsNA9rWNdZQ 

Bài thứ ba là bài: THÂN PHẬN EM MÙ

http://www.youtube.com/watch?v=F7jG9FZzTmA

Bài thứ tư là bài:  LỜI KINH HÒA BÌNH

http://www.youtube.com/watch?v=0Hrzh8p6Sb0 

Bài th năm là bài: TÔI GP JESUS

http://www.youtube.com/watch?v=_PrYG4w6TM0 

Cám ơn các bạn đã cảm thông và chia sẻ. Cầu xin Thượng Đế ban mọi điều tốt lành và may mắn đến cho bạn.

God bless!!!

Ns. Quốc Hùng

Tuesday, February 25, 2014

Ở sân bay Nhật nghĩ về sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất

 

 

 Những hình ảnh rất bình thường, dễ dàng bắt gặp ở các sân bay Nhật nhưng gợi lên nhiều suy nghĩ khi nhìn thấy thực trạng ở sân bay Nội Bài hay Tân Sơn Nhất.

 Cách mà một nhân viên vui vẻ như là an ninh soi chiếu ở sân bay New Chitose  đứng đợi hành khách chuyển hành lý vào máy soi. Ở họ toát lên vẻ chuyên nghiệp, thái độ phục vụ chứ không phải quản lý hay kiểm soát, tôn trọng, thậm chí là lễ phép

Một nhân viên an ninh soi chiếu ở sân bay New Chitose vui vẻ đứng đợi hành khách chuyển hành lý vào máy soi. Ở họ toát lên vẻ chuyên nghiệp, thái độ phục vụ, tôn trọng thậm chí là lễ phép, chứ không phải quản lý hay kiểm soát.

 Một nhân viên phục vụ mặt đất của hãng hàng không ANA (Nhật) quỳ gối dưới sàn để giúp khách soạn bớt hành lý trong vali vượt tiêu chuẩn

Một nhân viên phục vụ mặt đất của Hãng hàng không ANA (Nhật) quỳ gối dưới sàn để giúp khách soạn bớt hành lý trong vali vượt tiêu chuẩn.

 Những nhân viên phục vụ mặt đất chủ động dừng lại, lễ phép cúi đầu chào và hỏi: “Tôi có thể giúp gì cho ông, bà?” khi thấy hành khách có vẻ ngập ngừng trên lối đi

Những nhân viên phục vụ mặt đất chủ động dừng lại, lễ phép cúi đầu chào và hỏi: “Tôi có thể giúp gì cho ông, bà?” khi thấy hành khách có vẻ ngập ngừng trên lối đi.

 Chiếc thiệp nhỏ được cô tiếp viên hãng Air Do đến gởi tận ghế ngồi khi biết chuyến bay có đoàn khách Việt Nam lần đầu đến Hokkaido (phía bắc Nhật Bản)

Chiếc thiệp nhỏ được cô tiếp viên hãng Air Do gửi đến tận ghế ngồi khi biết chuyến bay có đoàn khách Việt Nam lần đầu đến Hokkaido (phía bắc Nhật Bản).

Những cử chỉ đều không quá khó khăn nhưng vì sao lại quá khó tìm ở những sân bay và các hãng hàng không tại Việt Nam?

 


Trọng Phước
Ảnh: Trọng Phước - Đức Liên

Friday, February 21, 2014

Đặt lời Việt cho ca khúc khó không?

 

Tiếng Việt Nam của chúng ta là một ngôn ngữ thật 'Kỳ diệu và tuyệt vời" và có một không hai trên thế giới này. Chúng ta cũng luôn cám ơn tổ tiên, ông bà đã sáng tác ra một ngôn ngữ thật đặc biệt cho dân tộc Việt nam kiên cường bất khuất, hào hùng. Còn chúng ta là những người thừa hưởng.

Trở lại vấn đề: đặt lời Việt cho nhạc Việt.

Theo kinh nghiệm của riêng mình thì thấy:  Tiếng Việt rất khó vì ta có 3 miền: BẮC, TRUNG, NAM đó là chưa kể những vùng hẻo lánh xa xôi trên khắp miền đất nước họ nói những tiếng lóng của mỗi bản địa khác nhau. Ví dụ: Có vùng kêu: Con Heo, có vùng kêu: Con Lợn, có cái gọi là: Cái Bát hoặc gọi là: Cái Chén, hay có vùng kêu: Con Két hoặc có vùng kêu: Con Kẹt...  Nếu tiếng Việt không có dấu thì còn dễ hiểu lầm hơn nữa; Ví dụ: "Bo ve ngay!!! Me dang om 1 thang nam tren giuong" có thể dịch thành 2 nghĩa: Nghĩa thứ nhất là: Bố về ngay!!! Mẹ đang ốm 1 tháng nằm trên giường"; Nghĩa thứ nhì là: "Bố về ngay!!! Mẹ đang ôm 1 thằng nằm trên giường".  Thấy có tai hại không chứ lị ???

 

 Đặt lời Việt cho nhạc phải theo dấu, vì tiếng của chúng ta có dấu và khi Melody lên xuống theo giai điệu thì dấu của ngôn từ cũng phải đi theo.  Ví dụ:   Cô láng giềng ơi  hay  Cô hàng xóm ơi. Nếu ta đọc thì đồng nghĩa nhưng khi bỏ vô bài nhạc theo melody thì khi hát theo cao độ sẽ khác nghĩa.  Hoặc có 2 người đi nghe thuyết trình; khi nghe xong hiểu 2 nghĩa khác nhau: Người thứ nhất hiểu là: Ba bốn bữa tắm một bữa. Người thứ hai hiểu là: Ba bốn bảy tám một bảỵ  Như thế tiếng Việt rất phong phú và đa dạng nếu không cẩn thận sẽ bị hiểu khác nghĩa ngay lập tức. 

 

 Khi sáng tác có nhạc sĩ đặt hợp âm, melody rồi mới tới lời, có nhạc sĩ thì đặt ngược lại.  Còn phổ thơ thì đã có lời rồi chỉ cần đặt melody cho hay thôi.  Nói tóm lại đặt lời cho một sáng tác rất khó phải có cốt chuyện rõ ràng, chuyển tải thông điệp đến người nghe theo ý tác giả, đặt lời ngắn gọn dễ hiểu hay bay bướm... Trong bản nhạc chỉ có như đó nốt và như đó khuông nhạc, làm sao phải đặt lời nhạc cho xúc tích và uyển chuyển để người nghe có cảm tưởng như đang đọc một cuốn tiểu thuyết hay vậy!

 

Quốc Hùng rất hãnh diện mình là người Việt Nam,  truyền thống, ngôn ngữ của chúng ta thật tuyệt vời vì không có một dân tộc nào hay một nước nào trên thế giới có được ngôn ngữ riêng đặc biệt như ta.  Mong sao chúng ta sẽ giữ mãi ngôn ngữ này dù có đi khắp năm châu bốn bể ta vẫn hãnh diện là người Việt Nam.

Đặt lời Việt cho nhạc Việt khi nghe thì thấy dễ nhưng khi đặt vào một ca khúc thì rất khó!!! 

 

Chúc các bạn sẽ làm được điều này và đừng để người khác hiểu sai ý mình muốn nói nhé. Chúc thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và bình an.

Chúc một ngày tốt đẹp.

 

Thân ái.

Ca nhạc sĩ Quốc Hùng 

Thursday, February 20, 2014

Nhạc Việt mới đang chuẩn bị giãy chết


Một thời gian khoảng 5 năm trở lại đây nếu các bạn theo dõi tình hình âm nhạc Việt Nam thì các bạn sẽ thấy rất ít ca khúc sáng tác mới hay. Nếu gọi là hay thì phải xét đến: Melody, ca từ tuyệt vời thì mới gọi là hay và bài hát sau khi nghe phải để lại cho mình chút gì đó nhớ nhung kỷ niệm hoặc gọi là dễ nhớ hoặc hưng phấn sau khi nghe một bài mới hoặc gởi ra một thông điệp nào đó của tác giả và phải có được một trình độ sáng tác điêu luyện của tác giả thì mới gọi là hay... Cần có nhiều nhạc sĩ gạo cội kinh nghiệm sáng tác liên tục thì mới có nhiều hy vọng cho tương lai.  Trái lại chúng ta nghe rất ít ca khúc mới hay, như vậy là có sự tiên đoán: nhạc Việt đang chuẩn bị giãy chết.

 Nếu theo đà này thì sẽ không có bài hay xuất hiện, và nhạc cũ sẽ được "xào tới xào lui", nói nôm na là: "Bình mới rượu cũ", nói ra nghe thấy mà buồn nhưng sự thật là như vậy! Bạn cứ thử đi vài vòng trên các website xem? và cũng ít thấy những CD mới với ca khúc sáng tác mới xuất hiện nếu có thì bạn thử nghe xem: có hiểu gì không?, Như vậy là biểu hiện của sự bế tắc đang bắt đầu.

Muốn thoát khỏi điều này là rất khó. Chúng ta phải có một đội ngũ  nhạc sĩ thật hùng hậu, có tài và được  đào tạo bài bản và để họ phát huy quyền tự do tư tưởng tối đa thì mới vực dậy được; còn không là xem như bế tắc và sẽ phải nghe đi nghe lại sự xưa cũ nhàm chán mà thôi!!!

Chúng ta cũng thấy sự tiến bộ vượt bậc về khoa học thì tương lai trong vòng 5 năm nữa sẽ không còn thấy chiếc CD hay DVD là gì, đổi lại sẽ là trên các website online mà thôi.  Nếu không còn sản phẩm CD hay DVD thì ca sĩ, nhạc sĩ sẽ không ra CD hay DVD nhạc mới được nữa xem như lại càng bế tắc hơn !!!

Mến chúc cả nhà vui vẻ và bình an tận hưởng những gì hiện mình đang có nhé.

Chào thân ái.

Ns. Quốc Hùng

Thursday, February 13, 2014

35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc

35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc

 

Tháng 1/1979, Việt Nam mở chiến dịch Tây Nam lật đổ chế độ diệt chủng Khmer đỏ thân Trung Quốc tại Campuchia, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố "dạy cho Việt Nam một bài học".


Quan hệ Việt - Trung bắt đầu rạn nứt năm 1968 khi Việt Nam đồng thời giao hảo với cả Liên Xô và Trung Quốc trong bối cảnh mối quan hệ 2 nước này xuất hiện nhiều xung đột căng thẳng. Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon tới thăm Bắc Kinh và đạt được thỏa thuận với Trung Quốc. Ba năm sau đó, Việt Nam từ chối tham gia liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc.

 

Bắc Kinh xem đó như mối đe dọa. Tháng 5/1975, Khmer Đỏ cho quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc và Thổ Chu, thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam, tàn sát hàng nghìn dân thường. Đứng sau viện trợ cho Khmer Đỏ về vũ khí, khí tài cũng như cố vấn quân sự là Trung Quốc. Tranh chấp Trường Sa và Hoàng Sa cũng nổi lên rõ hơn khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền với hai quần đảo.


Ngày 3/11/1978, Việt - Xô ký hiệp ước hữu nghị 25 năm - chính thức xác nhận Việt Nam đứng về phía Liên Xô. Gần 2 tháng sau, quân đội Việt Nam tổng phản công trên biên giới Tây Nam, đánh sang Campuchia lật đổ chính quyền Khmer Đỏ. Trung Quốc quyết định dừng viện trợ cho Việt Nam.

Phó thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khi ấy đã tuyên bố  "phải dạy cho Việt Nam một bài học".

Cuộc chiến 30 ngày

Rạng sáng 17/ 2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa quân tràn qua biên giới, đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới lãnh thổ Việt Nam từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) với chiều dài 1.200 km.

Dù từng tuyên bố về ý định trừng phạt trước đó, cuộc tấn công của Trung Quốc vẫn bất ngờ với Việt Nam và cả thế giới.

Theo Niên giám châu Á năm 1980, thời điểm Trung Quốc tấn công, tổng lực lượng phòng thủ của Việt Nam tại các tỉnh biên giới phía Bắc có khoảng 50.000 quân.

Trong khi đó, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và 32 sư đoàn bộ binh độc lập, 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không cùng hàng trăm khẩu pháo, hàng nghìn súng cối và dàn hỏa tiễn. Quân Trung Quốc ước lượng có 600.000 người, gấp hơn 10 lần lực lượng tham chiến thực tế của Việt Nam.

Trên mặt trận Lạng Sơn, các cánh quân lớn của Trung Quốc chia làm nhiều mũi đánh vào Bản Chất (Đình Lập), Chi Ma, Ba Sơn (Lộc Bình), Tân Thanh, Tân Yên (Văn Lãng) và khu vực thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn). Dù bị bất ngờ song với lực lượng dân quân địa phương, Việt Nam đã chặn đánh, ghìm chân quân Trung Quốc nhiều ngày.

Ngày 20/2, Trung Quốc tăng cường lực lượng chi viện, mở các đường tấn công mới vào điểm cao nhằm tiến xuống phía nam Đồng Đăng. Quân và dân Lạng Sơn bám trụ trận địa, đánh trả mạnh mẽ các mũi tấn công phía trước, phía sau của địch, buộc quân Trung Quốc phải co về đối phó và bị đẩy lùi ở nhiều nơi.

Sau 10 ngày chiến đấu không đạt được mục tiêu, ngày 27/2, Trung Quốc tung thêm một quân đoàn nhằm vào thị xã Lạng Sơn. Cuộc chiến diễn ra quyết liệt giữa 2 quân đoàn tăng cường của Trung Quốc và lực lượng vũ trang địa phương Việt Nam. Ở điểm cao 417, đoàn An Lão đã đánh bật hàng chục đợt tấn công, loại khỏi vòng chiến đấu trung đoàn 850 của Trung Quốc. Đặc biệt, ở khu vực cầu Khánh Khê trên đường 18, chiến sĩ đoàn Tây Sơn đã chặn đứng  một sư đoàn quân và một tiểu đoàn xe tăng Trung Quốc.

Ở hướng Cao Bằng, hai quân đoàn tăng cường của Trung Quốc hình thành hai cánh quân lớn từ phía tây bắc theo đường Thông Nông đánh xuống và từ phía đông bắc qua Thạch An, Quảng Hòa đánh lên nhằm hợp điểm ở thị xã Cao Bằng.

Cả hai cánh quân đều bị bộ đội địa phương và dân quân Cao Bằng đánh chặn. Cánh quân tây bắc dựa vào sức đột phá của xe tăng bị chặn tại Hòa An. Cánh quân đông bắc cũng bị đánh quyết liệt ở Thạch An và Quy Thuận, bị chặn đứng trên đường số 4. Mũi đánh vào Trà Lĩnh, Phục Hòa gồm 2 sư đoàn nhằm chiếm đèo Mã Phục, Khâu Chia cũng bị lực lượng vũ trang địa phương phản kích làm tan đội hình, bỏ chạy về bên kia biên giới.

3 ngày đầu, quân Trung Quốc tại Cao Bằng đã bị thiệt hại 4 tiểu đoàn, bị phá hủy hàng chục xe tăng, xe bọc thép và buộc phải đưa lực lượng dự bị vào vòng chiến. Trên trận địa phòng ngự tại đồi Khâu Chia, các lực lượng của Việt Nam đã chặn đứng một sư đoàn Trung Quốc trong 12 ngày, diệt hơn 4.000 lính. Ngày 12/3, quân Trung Quốc tháo chạy.

Trên tuyến Hoàng Liên Sơn, từ mờ sáng 17/2, các sư đoàn tuyến 1 của hai quân đoàn Trung Quốc ồ ạt tấn công toàn biên giới Hoàng Liên Sơn từ phía tây bắc đến đông bắc thị xã Lào Cai. Cùng với việc đánh nhiều mũi vào các huyện Bát Xát, Mường Khương, bắn pháo dữ dội vào thị xã, quân Trung Quốc đồng thời bắc cầu qua sông Nậm Thi, cho xe tăng và bộ binh tiến vào thị xã Lao Cai và khu vực Bản Phiệt. Dân quân, tự vệ thị xã cùng các lực lượng vũ trang ở đây đánh trả quyết liệt. Sau 7 ngày, hai quân đoàn Trung Quốc không qua nổi trận địa đánh chặn, phục kích của quân và dân Hoàng Liên Sơn.

Trên các hướng Lai Châu, Hà Tuyên, Quảng Ninh, cùng một lúc quân Trung Quốc chia các hướng đánh vào nhiều điểm. Hai sư đoàn Trung Quốc tiến công theo đường 10 vào Nậm Cúm, Phong Thổ (Lai Châu) và đụng độ với lực lượng vũ trang địa phương. Qua hơn 20 ngày, quân Trung Quốc vẫn bị chặn ở Phong Thổ.

Hà Tuyên, một sư đoàn Trung Quốc tấn công vào các đồn chốt biên phòng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của công an vũ trang, dân quân, bộ đội các huyện Đồng Văn, Thanh Thủy, Mèo Vạc và đồng bào các dân tộc. Hơn 1.000 lính Trung Quốc thiệt mạng.

Tại Quảng Ninh, Trung Quốc dùng hai sư đoàn bộ binh tiến công vào Pò Hèn, Móng Cái, Cao Ba Lanh, huyện Bình Liêu. Trong hai ngày 19 và 20/2, hai trung đoàn Trung Quốc đã bị đánh lui, tháo chạy sát về biên giới.

Trung Quốc rút quân

Ngày 5/3/1979, Chủ tịch nước Việt Nam Tôn Đức Thắng ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố "hoàn thành mục tiêu chiến tranh" và bắt đầu rút quân. Các nhà quan sát lúc đó cho rằng rút lui là hành động rất khó, có thể gây cho Trung Quốc nhiều tổn thất nếu bị quân tinh nhuệ Việt Nam phản công.

Ngày 7/3, Việt Nam tuyên bố cho phép Trung Quốc rút quân, thể hiện thiện chí hòa bình. 18/3, Trung Quốc hoàn thành việc rút quân.

Trải qua 30 ngày chiến đấu, các lực lượng vũ trang tại chỗ và đồng bào dân tộc 6 tỉnh biên giới Việt Nam đã dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, đánh trả quyết liệt. 

Việt Nam công bố, tiêu diệt 62.500 lính Trung Quốc (hơn 1/10 tổng số được huy động), đánh tan hoặc gây thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự trong đó có 220 xe tăng, xe bọc thép (hơn một nửa số tham chiến), phá hủy 115 đại bác và súng cối hạng nặng…

Tuy nhiên, cuộc xâm chiếm của Trung Quốc đã gây ra những thiệt hại nặng cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp, hàng chục nghìn ha hoa màu bị tàn phá. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân các tỉnh biên giới phía Bắc bị mất nhà cửa, tài sản.

Kết thúc môt tháng giao tranh, giới phân tích nhận định, thay vì dạy cho Việt Nam một bài học, Trung Quốc đã học được bài học của chính mình.

Sau thời điểm 18/3/1979 đến tận 1988, Trung Quốc đã không rút hết quân như tuyên bố. Suốt gần 10 năm đó, chiến sự vẫn tiếp diễn, cao điểm nhất là năm 1984-1985. Nhiều đơn vị quân đội của Trung Quốc đã được luân chuyển tới biên giới, biến Việt Nam thành thao trường.

Việt Nam vì thế buộc phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự lớn dọc biên giới. Tình trạng chiến tranh khiến kinh tế Việt Nam thiệt hại nặng nề. 

Năm 1992, Việt Nam, Trung Quốc bình thường hóa quan hệ.

(Bài viết được trích từ VnExpress)

Hoàng Thùy - Nguyễn Hưng