Friday, May 29, 2015

Tin thế giới 18h30: Lộ diện vũ khí Trung Quốc trên đảo nhân tạo ở Biển Đông


Căng thẳng an ninh trên Biển Đông là đề tài chính trong hội nghị Đối thoại Shangri-La; Nga coi số binh sĩ thiệt mạng trong thời bình là bí mật quốc gia; Iraq phát hiện 470 thi thể do IS tàn sát; ...
Biển Đông:
*Trung Quốc đã đưa 2 khẩu pháo tới một trong những hòn đảo nhân tạo mà nước này xây dựng trái phép trên Biển Đông khiến Mỹ nghi ngờ tuyên bố của Bắc Kinh về việc các đảo này chỉ phục vụ mục đích dân sự. 
Những hình ảnh được máy bay do thám của Mỹ ghi lại cho thấy Trung Quốc đã đưa vũ khí tới một trong những hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng trái phép trên Biển Đông. Giới chức Mỹ nhận định khả năng Bắc Kinh đang cải tạo các rạn san hô này để phục vụ mục đích quân sự.
Một khi biến các hòn đảo nhân tạo trên Biển Đônh thành căn cứ hải quân, Trung Quốc có thể đe dọa an ninh các căn cứ của My ở Australia. 
*Hôm nay (29/5), giới chức quốc phòng từ 26 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á hay còn gọi là Đối thoại Shangri-La. Căng thẳng trên Biển Đông sẽ là đề tài chính đưa ra thảo luận.
Về phía Trung Quốc, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc là người dẫn đầu phái đoàn gồm 29 quan chức và quan sát viên đến dự Đối thoại Shangri-La.
Việc Trung Quốc cử một tướng hải quân bốn sao tới hội nghị năm nay cho thấy Bắc Kinh đã dự tính trước được việc các vấn đề liên quan tới hành động xâm phạm chủ quyền trên Biển Đông sẽ trở thành đề tài chính được đưa ra thỏa luận trong cuộc họp năm nay.
*Nhà bình luận Hong Kong Yazhou Zhoukan cho rằng Trung Quốc muốn thoát khỏi cái bóng của Mỹ và thử phản ứng của Washington qua hành động Bắc Kinh ngang nhiên cải tạo, xây dựng trái phép trên Biển Đông.
Ngay cả khi đẩy mạnh hiện đại hóa quân sự trong những năm gần đây, năng lực chiến đấu ngoài khơi của quân đội Trung Quốc vẫn bị giới hạn nhiều mặt. Đây là lý do khiến Bắc Kinh chọn bãi Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nằm cách đất liền Trung Quốc 1.400 km, là địa điểm mà nước này tích cực cải tạo và xây dựng trái phép nhiều nhất. 
Nga:
*Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi việc bắt giữ các quan chức của Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) bị cáo buộc về tội tham nhũng là hành động “kỳ cục”, “hành động trắng trợn” nhằm mở rộng can thiệp vào các quốc gia khác, Interfax cho biết.
Tổng thống Putin nhấn mạnh việc bắt giữ các quan chức FIFA đã được thực hiện theo yêu cầu của phía Mỹ và là “âm mưu” của Washington nhằm nỗ lực truyền bá luật pháp của mình và can thiệp vào các nước khác.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg chia sẻ quan điểm với báo chí về chính sách của Nga đối với Ukraine
*Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thư ký NATO Stoltenberg một lần nữa tái khẳng định sự ủng hộ của mình đối với Ukraine và kêu gọi Nga thực thi thỏa thuận hòa bình đạt được ở Minsk hôm 12/2.
Nga ngày càng có quan điểm hung hăng và thái độ gây hấn hơn đối với Ukraine, đó là tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama sau cuộc hội đàm với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg diễn ra tại Nhà Trắng vào hôm thứ Ba (26/5).
*Hôm 28/5, Tổng thống Putin tuyên bố số binh sĩ thiệt mạng khi tham gia các nhiệm vụ đặc biệt trong thời bình được xem là bí mật quốc gia trong lúc Moscow bị cáo buộc tham chiến ở miền đông Ukraine.
Trước đó,  Tổng thống Vladimir Putin đã nhiều lần lên tiếng phủ nhận mọi cáo buộc về việc quân đội Nga đứng trong hàng ngũ của lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine chống lại quân chính phủ Kiev. 
*Nga đang sử dụng các cuộc tập trận nhằm che giấu các hoạt động chuyển quân lớn đến gần biên giới Ukraine và gửi quân đến Ukraine để hỗ trợ lực lượng ly khai, quan chức NATO nhận định.
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố: "Có các mối đe dọa trong việc Nga tiến hành các cuộc tập trận bất ngờ nhằm che giấu việc “thôn tính” một phần của nước khác, như đã “chiếm đoạt” Crimea".
Ukraine:
*Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết ông này có thể ban bố tình trạng thiết quân luật ở Ukraine trong vài giờ trước thời điểm quân đội chính phủ Kiev bị tấn công.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. 
Theo RT, phát biểu trong buổi phỏng vấn mang tên "Một năm của Poroshenko" đánh dấu một năm cầm quyền của ông này trên cương vị Tổng thống Ukraine đêm 28/5, ông Poroshenko cho biết ông sẽ ký sắc lệnh ban bố thiết quân luật ngay lập tức khi xảy ra một cuộc phản công nhằm vào quân đội chính phủ Kiev ở miền đông Ukraine. 
Triều Tiên:
*Hôm nay (29/5), em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, người được cho đã sinh con đầu lòng, lần đầu tiên xuất hiện trong vòng 50 ngày qua.
Hồi tháng Tư, cơ quan tình báo Hàn Quốc cho hay cô Kim Yo-jong sẽ sinh con vào tháng Năm. Và chồng của cô Kim từng là một sinh viên tại Đại học Kim Il-sung. Tuy nhiên, cơ quan này không công bố thêm chi tiết. 
Anh – EU:
*Bộ trưởng Ngoại giao Anh cho hay nước này sẽ rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) nếu như các nhà lãnh đạo EU không chịu thay đổi và phụ thuộc vào kết quả cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào mùa xuân năm 2016, 
Theo tờ The Guardian, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Philip Hammond cảnh báo Anh sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về việc ở lại hay rời bỏ EU nếu như các nhà lãnh đạo châu Âu không đồng thuận với “gói cải cách quan trọng” mà Thủ tướng David Cameron đề ra. 
Nhật Bản:
*Hôm nay (29/5), một ngọn núi lửa phía nam Nhật Bản đã bất ngờ phun trào, gây báo động cấp cao nhất và khiến người dân phải sơ tán. 
Núi lửa Shindake phun trào vào sáng nay 29/5.
AP đưa tin núi lửa Shindake, nằm trên hòn đảo nhỏ Kuchinoerabu, phun trào vào khoảng 10h sáng nay (giờ địa phương), tỏa những cuộn khói đen ngùn ngụt lên bầu trời. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đã nâng mức cảnh báo núi lửa lên cấp 5, cấp cao nhất.
Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS:
*Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS xem Singapore là một mục tiêu tấn công trong một bài viết nhóm phiến quân đăng tải lên mạng xã hội.
Ngoài Singapore, những kẻ ủng hộ Nhà nước Hồi giáo (IS) còn liệt kê thêm Philippines và Mỹ, tờ The Straits Times dẫn lời nhà phân tích Jasminder Singh, thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam.
Nguy cơ trên xuất hiện sau khi Malaysia tháng trước triệt phá một tổ chức tính sử dụng chất nổ tấn công thành phố Putrajaya và quốc hội liên bang. Bộ Nội vụ Singapore hôm 27/5 thông báo bắt một sinh viên 19 tuổi có ý định tới Syria gia nhập IS.
Lực lượng an ninh Iraq chuyển xác ra khỏi tại một ngôi mộ tập thể.
*Iraq tìm thấy 470 thi thể tại mộ tập thể ở Tikrit và các nạn nhân được cho là bị Nhà nước Hồi giáo (IS) thảm sát vào năm ngoái.
"Chúng tôi đã đào mộ và chuyển thi thể của 470 chiến sĩ hy sinh ở Speicher ra khỏi các bãi chôn lấp tại Tikrit", Bộ trưởng Y tế Iraq Adila Hammoud cho biết tại một cuộc họp báo ở Baghdad.
Chúng tôi làm việc tại 4 địa điểm chôn cất, có một ngôi mộ chứa đến 400 thi thể, Ziad Ali Abbas, bác sĩ trưởng tại nhà xác chính của Baghdad nói.

MINH THU (tổng hợp)

Ông John McCain lên án hành vi hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông


(TNO) Phát biểu trước hàng trăm sinh viên tại TP.HCM vào ngày 29.5, thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, ca ngợi sự thành công trong quan hệ Việt-Mỹ, đồng thời lên án “hành vi hung hăng” của Trung Quốc trên Biển Đông và hy vọng Washington sẽ gỡ bỏ thêm lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Ông John McCain lên án hành vi hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông - ảnh 1
Từ trái qua phải: Thượng nghị sĩ Mỹ Joni Ernst, thượng nghị sĩ John McCain, Thượng nghị sĩ Jack Reed và Thượng nghị sĩ Dan Sullivan trong buổi gặp mặt với ban giám hiệu trường ĐH KHXH & NV (ĐHQG TP.HCM). Ông McCain hiện là chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện và 3 thượng nghị sĩ đi cùng là thành viên của ủy ban này - Ảnh: Hoàng Uy
Ngày 29.5 tại ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM), thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, cùng các thành viên khác của ủy ban này là 3 thượng nghị sĩ Jack Reed, Dan Sullivan và Joni Ernst đã có buổi trò chuyện sôi nổi với hàng trăm sinh viên Việt Nam về nhiều chủ đề, trong đó có vấn đề Biển Đông, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và quan hệ Việt - Mỹ.
Ông John McCain lên án hành vi hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông - ảnh 2
Tôi không nghĩ điều này sẽ dẫn đến chiến tranh với Trung Quốc, nhưng tôi thực sự cho rằng chính phủ và các đồng minh sẽ phải thực thi những biện pháp cần thiết để đảm bảo tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế
Ông John McCain lên án hành vi hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông - ảnh 3
Thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ
“Từ khi bình thường hóa quan hệ, chúng ta khi đó đã không thể biết rằng quan hệ giữa 2 nước sẽ tiến triển như thế nào. Những ai được chứng kiến những gì đã diễn ra trong vòng 20 năm qua hiển nhiên sẽ đồng ý rằng mối quan hệ này là một thành công rực rỡ và nó thành công đến nổi sẽ phải mất rất nhiều thời gian để nói về nó”, thượng nghị sĩ McCain phát biểu trước hàng trăm sinh viên Việt Nam.
Dùng "East Sea" để nói về Biển Đông
Ông cũng nhắc đến “hành vi hung hăng” của Trung Quốc tại Biển Đông. Đặc biệt, ông McCain dùng chữ "East Sea" theo cách gọi của Việt Nam khi nói về Biển Đông.
“Chúng tôi tôn trọng Trung Quốc, chúng tôi tôn trọng sự tăng trưởng của họ, tôn trọng sức mạnh của họ và xem họ như một thế lực chủ chốt của thế giới. Nhưng những gì họ đang làm tại Biển Đông là một sự vi phạm đối với toàn bộ các quy định của luật pháp quốc tế”, ông McCain phát biểu.
“Trung Quốc cần phải hiểu rằng chẳng có quốc gia nào, đặc biệt là Việt Nam và Mỹ, mong muốn đối đầu. Nhưng đồng thời, nếu chúng ta không tôn trọng luật pháp quốc tế và (quy định về) lưu thông trong vùng biển quốc tế, thì điều này sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng trong tương lai”, ông McCain cảnh báo.
Ông John McCain lên án hành vi hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông - ảnh 4
Ông John McCain lên án hành vi hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông - ảnh 5Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain phát biểu trước hàng trăm sinh viên Việt Nam - Ảnh: Hoàng Uy
“Hồi năm ngoái, chúng tôi đã gỡ bỏ lệnh cấm bán trang thiết bị hàng hải cho Việt Nam. Việt Nam sẽ cần thêm sức mạnh trên biển. Trong năm nay, tôi hy vọng chúng tôi có thể tiếp tục gỡ bỏ thêm các lệnh cấm (bán vũ khí sát thương) và chúng tôi sẽ có thể thiết lập sự hợp tác, cố vấn, các hoạt động cứu hộ trên không và trên biển, các hoạt động nhân đạo, cũng như nhiều cách thức khác để quân đội Mỹ có thể phối hợp chặt chẽ (với phía Việt Nam) trong những năm tới”, theo thượng nghị sĩ McCain.
Ông McCain cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với quyết định của Mỹ cho máy bay bay ngang các đảo nhân tạo xây trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông “bất chấp việc Trung Quốc cố ép buộc các máy bay phải khai báo danh tính (khi đi ngang đó)”.
“Tôi không nghĩ điều này sẽ dẫn đến chiến tranh với Trung Quốc, nhưng tôi thực sự cho rằng chính phủ và các đồng minh sẽ phải thực thi những biện pháp cần thiết để đảm bảo tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế”, ông McCain nói thêm.
Đề cập đến TPP, ông McCain cho rằng đây là vấn đề quan trọng nhất trong suốt 20 năm qua đối với Việt Nam và Mỹ vì “chúng ta cần tự do giao thương giữa 2 nước”.
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain: Ký kết được TPP là đòn giáng mạnh vào tham vọng của Trung Quốc
"Nếu chúng ta có thể ký kết được TPP thì đây là một đòn giáng mạnh vào các tham vọng của Trung Quốc vì TPP đồng nghĩa với việc tăng cường mở rộng kinh tế trên toàn khu vực, cũng như tại Mỹ”, thượng nghị sĩ Mỹ John McCain ngày 29.5 phát biểu trước sinh viên TP.HCM.
Đề cập đến TPP, ông McCain cho rằng đây là vấn đề quan trọng nhất trong suốt 20 năm qua đối với Việt Nam và Mỹ vì “chúng ta cần tự do giao thương giữa 2 nước”.
“TPP sẽ đem lại những lợi ích kinh tế khổng lồ cho cả Việt Nam, Mỹ và các quốc gia khác trong khu vực, vốn cũng là đối tác của chúng tôi”, thượng nghị sĩ Mỹ cho hay.
Ông McCain còn nói thêm rằng “điều quan trọng nhất có thể xảy ra trong vòng 6 tháng hoặc 1 năm tới chính là TPP. Nếu chúng ta có thể ký kết được TPP thì đây là một đòn giáng mạnh vào các tham vọng của Trung Quốc vì TPP đồng nghĩa với việc tăng cường mở rộng kinh tế trên toàn khu vực, cũng như tại Mỹ”.
Chiều 29.5, trong cuộc họp báo kết lại chuyến thăm Việt Nam nhân kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ song phương, ông McCain cũng nhận định rằng hai nước đang ở giai đoạn then chốt của quá trình đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và mới đây Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát vừa mới trao quyền đặc biệt cho Tổng thống Barack Obama để hoàn tất quá trình thương thuyết TPP. 
“Điều này cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng đối với TPP, và từ đó thúc đẩy quan hệ song phương lên một tầm cao mới”, ông McCain nhấn mạnh.
Hoàng Uy

Thursday, May 28, 2015

Báo Australia: TQ đã đưa vũ khí tới “đảo nhân tạo”


(Kiến Thức) - Tờ Sydney Morning Herald đưa tin, Trung Quốc đưa vũ khí tới "đảo nhân tạo" mà nước này đang bồi đắp phi pháp ở quần đảo Trường Sa.

Bài báo độc quyền trên tờ Sydney Morning Hernald (SMH) ngày 27/5 cung cấp một số thông tin về việc Trung Quốc đưa vũ khí tới đảo nhân tạo. Theo báo trên, nhiều quan chức Australia quan ngại rằng các loại vũ khí được Trung Quốc đưa lên các "đảo nhân tạo" gồm radar tầm xa, súng phòng không. Ngoài ra, theo các vị quan chức Australia này, Trung Quốc cũng đang rậm rịch thực hiện những chuyến bay giám sát khu vực.
Bao Australia: TQ da dua vu khi toi
Ảnh vệ tinh chụp hồi tháng 4/2015 cho thấy công trường xây dựng phi pháp của Trung Quốc trên đá Chữ Thập. 
Sự lo ngại này cũng đang thúc đẩy các cuộc thảo luận trong giới quan chức quân sự Australia cấp cao về vấn đề cử lực lượng không-hải quân nước này làm nhiệm vụ duy trì tự do hàng hải. Qua đó thể hiện rằng Canberra không chấp nhận các yêu sách phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Tối ngày 27/5, Tổng Thư ký Quốc phòng Australia, ông Dennis Richardson, nói rằng hoạt động bồi đắp đất, đá “chưa từng có” của Trung Quốc làm dấy lên những câu hỏi về ý đồ cũng như những hiểm họa tiềm tàng. “Với quy mô và sự hiện đại hóa của quân đội thì việc Trung Quốc sử dụng các cơ sở xây dựng phi pháp trên Biển Đông cho mục đích quân sự là một mối quan ngại đặc biệt”, ông Dennis Richardson nói.
Thanh Nga (theo Sydney Morning Herald)

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng xây đảo nhân tạo ở Biển Đông


(TNO) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 27.5 đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc ngừng ngay hoạt động xây đảo phi pháp ở Biển Đông, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục cho máy bay tuần tra ngang các đảo này.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng xây đảo nhân tạo ở Biển Đông - ảnh 1
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 27.5 yêu cầu Trung Quốc ngừng lập tức việc xây đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông - Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Phát biểu tại một sự kiện ở Hawaii, Bộ trưởng Carter cho biết ông muốn nói rõ về lập trường của Mỹ tại Biển Đông, theo một thông báo đăng tải trên trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ.
“Đầu tiên, chúng tôi muốn có giải pháp hòa bình cho toàn bộ các tranh chấp và ngừng ngay lập tức hoạt động cải tạo đảo. Chúng tôi cũng phản đối bất kỳ hình thức quân sự hóa nào đối với khu vực bị tranh chấp”, ông Carter tuyên bố.
“Điều thứ hai, và không nên có nhầm lẫn gì ở đây, đó là Mỹ sẽ cho máy bay, tàu thuyền đi qua và hoạt động tại bất kỳ khu vực nào mà luật pháp quốc tế cho phép, như chúng tôi vẫn đang làm trên thế giới”, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ nói tiếp.
Ông Carter còn chỉ trích rằng “Với những hành động đang làm tại Biển Đông, Trung Quốc đang vi phạm các quy định của quốc tế về an ninh châu Á-Thái Bình Dương cũng như sự nhất trí của  khu vực trong việc ủng hộ biện pháp không dọa nạt cho tranh chấp này và các tranh chấp lâu dài khác”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng xây đảo nhân tạo ở Biển Đông - ảnh 2
Sĩ quan Mỹ trên máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon xem hình ảnh các đảo nhân tạo Trung Quốc đang xây phi pháp ở Biển Đông, trong chuyến bay tuần tra ngày 20.5.2015 - Ảnh: Hải quân Mỹ/Reuters
Hành động của Trung Quốc đang khiến các nước trong vùng xích lại gần nhau theo những cách thức mới, theo bộ trưởng quốc phòng Mỹ.
“Và họ đang tăng cường yêu cầu Mỹ can thiệp vào châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi sẽ đáp ứng yêu cầu này. Chúng tôi sẽ duy trì vị thế là một thế lực an ninh chủ chốt tại châu Á-Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ tới”, ông Carter tuyên bố.
Tuyên bố cứng rắn của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ được đưa ra sau khi Trung Quốc gửi công hàm phản đối chuyến bay do thám của Washington qua các đảo nhân tạo Bắc Kinh xây dựng trái phép ở Biển Đông hồi tuần rồi.
Giới quan sát bình luận phát biểu này là dấu hiệu cho thấy một khởi đầu cứng rắn cho chuyến công du châu Á-Thái Bình Dương kéo dài 11 ngày của ông Carter.
Hoàng Uy

Wednesday, May 27, 2015

Mỹ sẽ "gặp rắc rối" khi Trung Quốc sở hữu 415 chiếc tàu chiến?


Một cựu quan chức tình báo Mỹ dự đoán tới năm 2030, Bắc Kinh sẽ sở hữu 415 chiếc tàu chiến. Đây là lý do khiến Washington cần thận trọng trong cách phản ứng trước hành động của Hải quân Trung Quốc.
Phát biểu trong cuộc họp thường niên của Viện Nghiên cứu hàng hải Trung Quốc thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ diễn ra hồi tuần trước, cựu quan chức tình báo tại Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, ông James Fanell cho hay: "Năng lực của Hải quân Trung Quốc sẽ tiếp tục được nâng cao và mở rộng trong vòng 15 năm tới".
Theo Defense News, ông Fanell dự đoán trong vòng 15 năm tới, Trung Quốc sẽ sở hữu một lực lượng khí tài đồ sộ gồm 99 tàu ngầm, 4 tàu sân bay, 120 tàu khu trục và tàu hộ vệ, 26 tàu tuần tra, 73 tàu đổ bộ và 111 tàu tên lửa. Do đó, tổng số tàu chiến mà Bắc Kinh sẽ có là 415 chiếc. Với số lượng khí tài lớn, chắc chắn năng lực của Hải quân Trung Quốc sẽ gia tăng đáng kể. 
Năng lực của Hải quân Trung Quốc tăng đáng kể khi Bắc Kinh nắm trong tay 415 chiếc tàu chiến vào năm 2030. 
Trước đó, bản báo cáo đánh giá năng lực quân sự của Trung Quốc do Lầu Năm Góc soạn có viết: "Hải quân Trung Quốc hiện sở hữu số lượng tàu thuyền nhiều nhất khu vực châu Á với hơn 300 chiếc tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, tàu đổ bộ và tàu tuần tra". Ngoài ra, tới năm 2030, Trung Quốc sẽ nâng cấp nhiều thế hệ tàu chiến. 
Trong cuộc họp hồi tuần trước, ông Fanell đã đặc biệt chú trọng tới tàu khu trục Type 052D lớp Lữ Dương III mà Trung Quốc mới sản xuất. Theo ông Fanell, con tàu này sẽ trở thành "người làm thay đổi quy tắc cuộc chơi" bởi nó sẽ giúp Hải quân Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động trên các vùng biển ngoài khơi xa. 
"Dù trang bị hệ thống phóng thẳng đứng, tên lửa hành trình chống hạm YJ-18, radar mảng pha chủ động, tàu khu trục lớp Lữ Dương III vẫn không thể sánh bằng hệ thống Aegis của Mỹ, nhưng đã đủ tiên tiến đối với Hải quân Trung Quốc", tờ Defense News dẫn lời ông Fanell. 
"Tôi cho rằng Trung Quốc cảm thấy hài lòng với tàu khu trục lớp Lữ Dương III nên mới sản xuất nhiều như vậy. Con tàu này sẽ giúp Trung Quốc mở rộng phạm vi kiểm soát ra ngoài khu vực chuỗi đảo thứ nhất", ông Fanell nói thêm. 
Cựu quan chức tình báo Fanell không phải là chuyên gia hải quân đầu tiên chú trọng tới năng lực vượt trội của tàu khu trục Type 052D của Trung Quốc. Ngay khi Trung Quốc bị đồn đoán đã cho hạ thủy chiếc tàu khu trục Type 052D đầu tiên vào năm 2012, hai chuyên gia Toshi Yoshihara và James R. Holmes đã cảnh báo rằng: " Hải quân Trung Quốc có thể đã tìm thấy chiếc tàu chiến mặt nước hàng đầu của nước này". 
Ông Fanell là người lâu nay đã có những đánh giá sắc bén về năng lực hải quân và học thuyết quân sự của Trung Quốc. Khi còn tại vị, ông đã nhiều lần công khai thảo luận về sức mạnh của Hải quân Trung Quốc. Điển hình, hồi năm 2013, ông đã gọi Trung Quốc là "tên bá chủ" khi luôn có những hành động mang tính "xâm lược" và "kẻ chuyên đi bắt nạt". 
Trong một cuộc họp hải quân vào năm 2014, ông Fanell nói Trung Quốc đang lên kế hoạch thực hiện một "cuộc chiến thần tốc và hủy diệt" nhằm vào Nhật Bản trong bối cảnh Tokyo và Bắc Kinh đang tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Quần đảo này hiện đang do Nhật Bản kiểm soát. Tới tháng Hai năm nay, ông Fanell còn đưa ra lời cảnh báo về khả năng bùng nổ một cuộc chiến với Trung Quốc.
"Chiến lược hiện thời cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc đang không chỉ tiến hành củng cố nội bộ để bình ổn các vấn đề trong nước mà còn tiếp tục nâng cao năng lực quân sự. Bắc Kinh đang chuẩn bị cho một cuộc chiến quân sự", ông Fanell nói. 
Những đồng nghiệp của ông Fanell tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ cũng nhấn mạnh rằng Bắc Kinh đang đẩy nhanh tốc độ xây dựng năng lực chống ngầm, một điểm yếu lâu nay của Hải quân Trung Quốc. 
"Cả tàu chiến mặt nước và tàu ngầm của Trung Quốc sẽ được chú trọng trang bị năng lực chống ngầm", Giáo sư Andrew Erickson tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ chia sẻ. 
Thậm chí, cựu quan chức Hải quân Mỹ Christopher Carlson còn khẳng định: "Chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi lớn trong năng lực chống ngầm. Chúng ta sẽ gặp rắc rối khi Trung Quốc sử dụng thành thạo năng lực này". 
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Defense News, một tạp chí ra đời vào năm 1986, chuyên cung cấp những tin mới nhất cũng như các bài phân tích về các chương trình, chính sách, hoạt động và công nghệ quốc phòng.
MINH THU (lược dịch)

Thế giới 24h: Máy bay chở 194 người hỏng cả hai động cơ


Máy bay chở gần 200 người của Singapore Airlines hỏng cả hai động cơ giữa trời; Mỹ, Hàn và Nhật thống nhất tăng sức ép với Triều Tiên... là các tin nóng trong 24 giờ qua.
Nổi bật
Một chiếc máy bay Airbus của hãng hàng không Singapore Airlines (SIA) chở 194 người đã bị tê liệt tạm thời trong một khoảng thời gian khi đang bay ở độ cao hơn 11.000m, do cả 2 động cơ đột nhiên bị hỏng.
hàng không, Singapore Airlines, chết động cơ, chết máy, không lưu, Airbus, thế giới 24h
Một chiếc máy bay của hãng hàng không SIA. (Ảnh: News)
Sự cố trên xảy ra vào hôm 23/5 vừa qua. SIA hôm 27/5 đã xác nhận việc này, sau khi một người theo dõi chuyến bay cho hay, chiếc máy bay đã bị giảm độ cao 3.960m, trước khi hoạt động bình thường trở lại.
Theo SIA, chiếc máy bay Airbus A330-300 chở 182 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn, đã gặp thời tiết xấu ở độ cao 11.800m và đã đi được 3,5 giờ sau khi khởi hành.
"Cả hai động cơ bị tê liệt tạm thời, nhưng phi công đã tuân thủ các chỉ dẫn điều khiển, khôi phục động cơ. Máy bay tiếp tục hành trình tới Thượng Hải và hạ cánh an toàn lúc 22h56 giờ địa phương", SIA cho biết.
Báo The Age trích lời một phát ngôn viên SIA cho biết rằng: "Chúng tôi chưa thể cung cấp thêm thông tin, nhưng có thể xác nhận chính chiếc máy bay đó đã được sử dụng cho chuyến bay quay trở lại Singapore".
SIA cho biết, các động cơ đã được kiểm tra khi tới Thượng Hải, nhưng không phát hiện được điều gì bất thường. Hãng cũng nói đang phối hợp với Airbus và nhà sản xuất động cơ Rolls-Royce để điều tra vụ việc.
Singapore Airlines là hãng hàng không lớn thứ ba ở châu Á. Hãng này hiện có tới 29 chiếc Airbus A330-300, cùng với 19 chiếc Airbus A380-800 trong đội máy bay chở khách.
Tin vắn
- Máy bay Israel đã không kích một loạt địa điểm ở Dải Gaza vào sáng sớm 27/5, sau khi một quả rocket do chiến binh Palestine bắn đi rơi xuống một địa điểm gần thành phố cảng Ashdod.
- Tổ chức Ân xá quốc tế ngày 27/5 cho hay, phong trào Hồi giáo Hamas đã phạm tội ác chiến tranh chống dân thường Palestine ở Dải Gaza, trong cuộc chiến 50 ngày hồi năm ngoái với Israel.
- Báo giới Anh hôm 27/5 đưa tin, cuối năm 2017, cử tri nước này sẽ tham gia một cuộc trưng cầu dân ý về việc có tiếp tục là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) hay không.
- Một sự cố về điện hôm 27/5 đã làm tê liệt phần lớn giao thông đường không ở trong và ngoài Bỉ, gây hủy, chậm chuyến trong vòng vài giờ. Nguyên nhân vụ mất điện hiện vẫn chưa sáng tỏ.
- Trung Quốc hôm 27/5 cho hay đã triệt phá 181 "băng đảng khủng bố", kể từ khi tiến hành chiến dịch trừng trị quân Hồi giáo ly khai ở khu tự trị Tân Cương của nước này cách đây 1 năm.
- Ấn Độ hôm 27/5 lần đầu tiên bổ nhiệm một người chuyển giới làm hiệu trưởng một trường học. Manabi Banerjee sẽ là hiệu trưởng trường phụ nữ Krishnagar tại bang Tây Bengal.
- Các phái viên hạt nhân của Mỹ, Nhật, Hàn thống nhất cần tăng cường sức ép với Triều Tiên và thúc giục Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán 6 bên về chương trình vũ khí hạt nhân của nước này.

- Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ gặp người đồng nhiệm Hàn Quốc Park Geun-hye tại Nhà Trắng vào ngày 16/6. Đây sẽ là cơ hội để hai nhà lãnh đạo tái khẳng định quan hệ song phương.
Tin ảnh
hàng không, Singapore Airlines, chết động cơ, chết máy, không lưu, Airbus, thế giới 24h
Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp tục dẫn đầu danh sách "100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới" do tạp chí Forbes bình chọn. (Ảnh: REUTERS/Sebastien Pirlet)
Phát ngôn
"Che chắn thích hợp, mặc quần áo sáng màu, cầm ô, cẩn trọng và ở nơi râm mát... nếu các nạn nhân làm được như vậy thì có thể đã tránh được tử vong", B.R Meena, một quan chức bang Telangana (Ấn Độ) nói trong bối cảnh hàng trăm người dân ở bang này đã thiệt mạng vì nhiệt độ tăng cao.
Sự kiện
28/5/1998: Thế giới nổi sóng bất bình khi Pakistan tiến hành 5 vụ thử hạt nhân, nhằm đáp trả vụ thử hạt nhân trước đó hai tuần của Ấn Độ.
  • Hoài Linh

Tin thế giới 18h30: Lối đi nào cho Crimea và Donbass?


Phương Tây nên tìm hướng giải quyết vấn đề Crimea, Nga xây dựng công sự gần biên giới Ukraine; Quan chức nước ngoài trong nội các Ukraine từ chức, pháo kích ở miền Đông;v.v...
Nga
*Theo ông Andrej Hunko, một nghị sĩ của Đức nói rằng một biện pháp để giải quyết tình trạng hiện tại của bán đảo Crimea là điều cần thiết, thay vì chỉ cáo buộc Nga đã cướp nó và khiến cho quan hệ giữa Nga và châu Âu trở nên căng thẳng. Một trong những cách giải quyết có thể làm được đó là tổ chức lại một cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea với sự giám sát của các giám sát viên quốc tế, qua đó kết quả mới có thể được công nhận.
Bán đào Crimea là lý do quan hệ Nga và phương Tây trở nên căng thẳng.
*Ngày 27/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ ý kiến rằng nhóm nước BRICS có vai trò an ninh quan trọng trên thế giới. Theo ông Putin, các nước BRICS đang phải đối mặt với những mối đe dọa như tội phạm có tổ chức, tội phạm tài chính và các tổ chức khủng bố và vì thế các nước phải tăng cường hợp tác về kỹ thuật quân sự và đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố.
*Theo một quan chức Nga, phía Pháp đã phá vỡ hợp đồng của thương vụ Mistral và giờ đây Nga đang bàn về khoản tiền bồi thường. Ông này cũng nói rằng, Nga sẽ tự sản xuất các tàu sân bay trực thăng mới để thay thế Mistral. Pháp đã đề nghị những điều khoản bồi thường đối với Nga, song Nga vẫn chưa đồng ý.
*Nga đã tiến hành xây dựng một công sự dài 40km cùng hệ thống đường hào dài 100km tại đường biên giới giáp ranh miền Đông Ukraine. Theo chính phủ Nga, việc này là nhằm ngăn chặn những hoạt động buôn bán vũ khí cũng như vượt biên trái phép. Chính quyền Kiev đã cáo buộc Nga cố ý “bỏ rơi” binh lính Nga chiến đấu cho quân ly khai ở Ukraine, nhưng một lần nữa Nga khẳng định ở Ukraine không có sự xuất hiện của lính thuộc biên chế quân đội Nga.
Ukraine
*Trong nội bộ chính phủ Ukraine, quan chức ngoại quốc đang từ chức ngày một nhiều, khiến nhiều người lo ngại Ukraine đã mất đi uy tín nơi các đối tác nước ngoài. Theo một chuyên gia phân tích, phần lớn người nước ngoài đều đại diện cho lợi ích của các nước phương Tây và rất có thể “một sự thay đổi lớn sắp xảy ra”.
Một cửa khẩu biên giới Nga - Ukraine tại vùng Lugansk.
*Ngày 26/5, một đợt pháo kích của quân đội Ukraine đã bắn trúng một khu dân cư khiến 3 dân thường thiệt mạng, trong đó có một trẻ em 11 tuổi. Quân ly khai Donetsk đã cáo buộc quân Ukraine không rút lui vũ khí hạng nặng cách xa tiền tuyến. Đợt tấn công mới nhất này diễn ra khi thỏa thuận hòa bình Minsk được thống nhất giữa các bên vào tháng 2 năm nay, nhưng bạo lực vẫn tiếp diễn.
*Theo ông Josh Earnest, phát ngôn viên Nhà Trắng, quân đội Mỹ sẽkhông tham gia vào các hoạt động chiến đấu trên lãnh thổ Ukraine, tuy nhiên Mỹ và các đối tác NATO cam kết sẽ giúp đỡ Ukraine trong việc đối phó với các mối đe dọa từ Nga.
Hồng Kông
Joshua Wong tại sân bay Hồng Kông.
*Mới đây, Joshua Wong, thủ lĩnh phong trào biểu tình dân chủ Hồng Kông đã bị hải quan Malaysia khống chế và bị trục xuất ngay khi đặt chân xuống sân bay. Theo một quan chức cấp cao của Malaysia, Wong bị trục xuất là bởi sự xuất hiện của anh này có thể ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Malaysia và Trung Quốc. Wong là một biểu tượng của phong trào sinh viên biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông diễn ra vào cuối năm ngoái. Theo kế hoạch ban đầu, Wong sẽ phát biểu về những trải nghiệm cũng như suy nghĩ của mình tại các diễn đàn ở Malaysia trong vòng 4 ngày.
Biển Đông
Đảo Song Tử Tây ở Trường Sa.
*Mới đây, Hải quân Việt Nam và Philippines đã gặp gỡ nhau trên đảo Song Tử Đông ở Trường Sa để tham gia các hoạt động thể thao như bóng đá, bóng chuyền và văn nghệ. Mục đích của cuộc gặp gỡ này là nhằm củng cố quan hệ quân sự thân thiết giữa Việt Nam và Philippines trong thời điểm Trung Quốc ngày càng tỏ ra mạnh bạo hơn trong các hoạt động trên Biển Đông.
Anh Tuấn (tổng hợp)