Wednesday, September 30, 2015

Nga đã tiêu diệt được kho vũ khí hạng nặng của IS ở Syria

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, tướng Igor Konashenkov, cho biết các chiến đấu cơ của Nga không nhắm vào những mục tiêu dân sự hay các vùng lân cận của họ ở Syria.
Theo thông báo chính thức của Bộ Quốc phòng, hôm qua, máy bay quân sự Nga đã thực hiện khoảng 20 nhiệm vụ không kích vào 8 mục tiêu IS ở các khu vực miền núi. 
Su-24, chiến đấu cơ chính được dùng để tấn công IS. Nguồn: Alamy
“Kết quả của các cuộc không kích này là chúng tôi đã tiêu diệt được các kho chứa nhiên liệu, đạn dược, vũ khí hạng nặng cũng như các điểm chỉ huy quan trọng ở miền núi của IS”, tướng Igor Konashenkov nói.
Khung cảnh đổ nát sau các cuộc không kích của Nga. Nguồn: AP
Ảnh chụp từ máy bay chiến đấu của Nga khi xác định các mục tiêu không kích. Nguồn: Bộ quốc phòng Nga
Ông Konashenkov cho biết thêm rằng tất cả các mục tiêu tấn công của Nga đều được xem xét kỹ lưỡng thông qua quá trình do thám, trinh sát và hợp tác chặt chẽ với quân đội Syria. Ông cũng nhấn mạnh rằng các chiến đấu cơ của Moscow không nhắm vào những mục tiêu dân sự.


Cận cảnh khu vực Nga không kích các mục tiêu IS. Nguồn: Haaretz.com
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sputnik, hãng thông tấn mới của Nga khai trương ngày 10/11/2014, có quy mô toàn cầu để cạnh tranh trên thị trường truyền thông thế giới. Sputnik thay thế các dịch vụ truyền thông tiếng nước ngoài của hãng thông tấn RIA Novosti và đài phát thanh Tiếng nói nước Nga.


Tuệ Minh (lược dịch)

Thu nhập khủng từ tiền tác quyền


TP - Thu nhập hàng năm vài trăm triệu tiền từ tác quyền âm nhạc không còn là chuyện hiếm ở làng nhạc Việt. Nhiều nhạc sĩ đã có đời sống ổn định và yên tâm hơn cống hiến cho việc sáng tác.
Với những chương trình bán vé hoặc có nhà tài trợ, tác quyền sẽ được tính cao hơn. Ảnh: T.V.Với những chương trình bán vé hoặc có nhà tài trợ, tác quyền sẽ được tính cao hơn. Ảnh: T.V.
Món tiền bất ngờ
Với sự nỗ lực từ Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) trong việc ráo riết thu tác quyền cho tác giả, rất nhiều nhạc sĩ của làng nhạc Việt đã nhận được những khoản tiền tác quyền lớn từ tác phẩm của mình.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà bất ngờ khi nhận được tiền tác quyền từ bài thơ sáng tác đã lâu “Một thời đã xa”, sau đó được nhạc sĩ Trường Huy phổ nhạc và làm mưa làm gió ở các chương trình của Làn sóng xanh những năm 2000. Chị đã lãng quên tác phẩm của mình cho đến một ngày được văn phòng phía Nam của Trung tâm VCPMC truy lùng qua nhiều đầu mối và tìm được số điện thoại của chị, gọi điện mời chị đến gấp và trao cho số tiền gần 12 triệu đồng cho tác phẩm này.
Theo luật sư Hà, số tiền tác quyền này được tính từ năm 2009 đến tháng 8/2015 và vì là tác giả của thơ nên chị được hưởng 30% số tiền mà trung tâm thu được từ các nguồn, 70% còn lại thuộc về nhạc sỹ phổ nhạc bài thơ này. Trước đó, từ năm 1997 đến năm 2008, hơn 11 năm, là khoảng thời gian “vàng” của bài hát “Một thời đã xa”, không thể lĩnh được tác quyền vì nhiều lý do, trong đó có lý do là “thời đó, người khác làm lãnh đạo của Trung tâm giờ họ đã nghỉ nên không thể tính được”, lời một nhân viên ở trung tâm này giải thích.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung tác giả nổi tiếng với “Nhật ký của mẹ” và nhiều ca khúc nhạc trẻ như: Con đường mưa, Chiếc khăn gió ấm... Tiết lộ nhờ những khoản tiền “khủng” từ tác quyền mà giúp anh có cuộc sống ổn định và chuyên tâm hơn cho sáng tác. Bản thân anh Chung cũng như nhiều nhạc sĩ trẻ khác khi sáng tác đều tập trung vào việc bán bài hát độc quyền chứ không nghĩ đến chuyện được tiền tác quyền sau đó.
Thời điểm 2004, khi trung tâm về tác quyền mới thành lập, anh Chung đến ký nhận tác quyền, số tiền khoảng vài triệu đồng/năm nên anh cũng không bận tâm đến khoản thu nhập này. Những năm trở lại đây, khi lần đầu tiên đến ký số tiền tác quyền cả trăm triệu/quý, tổng cộng hơn 300 triệu/năm, anh thấy bất ngờ vì khoản tiền “khủng” từ trên trời rơi xuống.
Với khoản thu nhập ổn định từ tiền tác quyền, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung hào hứng chia sẻ, con đường sáng tác của anh giờ theo đuổi định hướng lâu dài hơn để cho ra đời những ca khúc sống thọ hơn. Những nhạc sĩ có khoản thu nhập tương tự như anh Chung còn có Nguyễn Hoài An, Nguyễn Khánh Đơn, con số cũng đã cán mốc vượt qua 200 triệu/năm.
Mở rộng thu tác quyền
Theo nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn - Giám đốc VCPMC phía Nam cho hay: Kể từ khi thành lập cho đến nay, Trung tâm đã tiến hành triển khai nhiều hội nghị nhằm tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật và triển khai thu tiền sử dụng tác phẩm trên 25 lĩnh vực có sử dụng âm nhạc trong hoạt động kinh doanh trực tiếp hoặc gián tiếp trên địa bàn cả nước và quốc tế có hợp tác song phương.
Trên cơ sở biểu mức nhuận bút sử dụng tác phẩm được Trung tâm qui định rõ về phạm vi quyền và thời hạn sử dụng cụ thể, vì vậy, số lượng các đơn vị sử dụng âm nhạc từ nhiều lĩnh vực ngày càng tăng nên thu nhập của đa số các tác giả cũng tăng lên hàng năm và tương đối ổn định.
Số lượng các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là thành viên của Trung tâm có thu nhập về tác quyền tốt nhất có thể kể ra như: Cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, cố nhạc sỹ Thanh Sơn, cố nhạc sỹ Từ Huy, cố nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu, cố nhạc sỹ Châu Kỳ, cố nhạc sỹ Minh Kỳ, cố nhạc sĩ Vinh Sử..., các nhạc sỹ trẻ: Hoài An, Nguyễn Văn Chung, Khánh Đơn…Trong đó tổng số tiền tác quyền được trao cho gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong năm 2014 là 700 triệu đồng.
Tổng thu nhập từ tác quyền riêng ở văn phòng phía Nam của Trung tâm VCPMC trong năm 2014 là chạm mức 40 tỷ đồng. Năm 2015, Trung tâm mở rộng các địa bàn thu tác quyền, từ siêu thị, các dịch vụ karaoke, các hội nghị, đài phát thanh, truyền hình, nhạc chuông, nhạc chờ...
Tuy nhiên, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn cho hay: Bên cạnh những đơn vị thực hiện rất nghiêm túc, còn nhiều đơn vị cố tình né tránh không thực hiện, đặc biệt đối với lĩnh vực sao chép băng đĩa nhạc karaoke, biểu diễn ca nhạc… Nhiều đơn vị đã cố trốn tránh việc chi trả tác quyền, điều này đã gây thiệt hại rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả đã được pháp luật bảo hộ.
Tổng kết 10 năm qua, VCPMC phía Nam đã ký hợp đồng với 1.963 tác giả trên tổng số 3.066 thành viên của cả nước, thu được trên 180 tỷ đồng tiền tác quyền.
Theo nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, bảng thu nhập khủng từ tiền tác quyền không phải nằm ở những nhạc sĩ thị trường với những bản hit kiểu mì ăn liền mà nó đến từ những ca khúc lâu năm sống bền bỉ với thời gian.

Thế giới 24h: Nổ bom rúng động Trung Quốc


Hàng chục người thương vong trong các vụ nổ liên tiếp ở Trung Quốc, Nga bắt đầu chiến dịch không kích chống IS tại Syria… là những tin nổi bật trong 24h qua.

Nổi bật
Ngày 30/9, ít nhất 7 người thiệt mạng và 51 người khác bị thương trong các vụ nổ liên tiếp xảy ra ở một số địa điểm tại huyện Liễu Thành, thành phố Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Trung Quốc, nổ, bom thư, Quốc khánh, Nga, không kích, Syria, Putin, gián điệp, Triều Tiên, LHQ
Hiện trường một trong số các vụ nổ tại thành phố Liễu Thành. (Ảnh: Reuters)
Theo Tân Hoa xã, 17 vụ nổ đã xảy ra liên tiếp trên địa bàn huyện. Trong số những người thiệt mạng, 5 người tử vong tại chỗ, 2 người còn lại chết sau khi được đưa tới bệnh viện.
Cảnh sát Trung Quốc đã xác định được nghi phạm là một người đàn ông 33 tuổi họ Wei, người huyện Liễu Thành, thuộc Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây.
Các hình ảnh trên các phương tiện truyền thông cho thấy một tòa nhà bị sập, đường phố đầy rẫy gạch vụn và các mảnh kính vỡ.
Trong thông báo khẩn cấp đưa ra 2 tiếng sau vụ nổ đầu tiên, cơ quan công an Liễu Thành nhận định các vụ nổ là do bom thư, yêu cầu người dân không mở các bưu kiện vừa được nhận.
Phát biểu tại một cuộc họp báo vào tối 30/9, chính ủy công an huyện Liễu Thành, ông Cai Tianlai cho biết tổng cộng 60 bưu kiện đáng nghi đã được nhận dạng và đang chờ đội rà phá bom mìn tới kiểm tra.
Vụ việc gây chú ý không chỉ bởi con số thương vong, mà còn vì nó xảy ra ngay trước ngày lễ Quốc khánh của Trung Quốc (1/10).
Tin vắn
- Nga đã tiến hành cuộc không kích đầu tiên nhằm vào các mục tiêu ở gần thành phố Homs, Syria, ngay sau khi Thượng viện Nga phê chuẩn kế hoạch không kích IS.
- Chính trị gia trung hữu Peter Christensen đã được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng mới của Đan Mạch sau khi người tiền nhiệm Carl Holst từ chức.
- Luật sư của Adem Karadak, đối tượng người nước ngoài bị bắt giữ liên quan đến vụ đánh bom đẫm máu ở Bangkok ngày 17/8 vừa qua, xác nhận nghi phạm này đã thú nhận là thủ phạm vụ đánh bom này.
- Cơ quan Công tố Vương quốc Hà Lan cho biết, điện thoại, máy tính xách tay, máy ảnh và thiết bị điện tử khác thuộc quyền sở hữu của các nạn nhân chuyến bay MH17 đã được trả về cho thân quyến của họ.
- Theo báo Asahi (Nhật Bản), Chính phủ Trung Quốc đang bắt giữ hai người Nhật Bản vì nghi ngờ họ là gián điệp. Tuy nhiên, Tokyo phủ nhận theo dõi Trung Quốc hay bất kỳ nước khác.
- Hãng thông tấn Tân Hoa ngày 30/9 đưa tin Giám đốc Sở dân chính tỉnh Thiểm Tây, ông Quách Bá Quyền - em trai của cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Quách Bá Hùng - đã bị cách chức.
- Một tòa án đặc biệt của Ấn Độ đã tuyên án tử hình 5 người trong vụ đánh bom tàu hỏa Mumbai năm 2006 làm gần 190 người thiệt mạng.
- Triều Tiên tuyên bố thỏa thuận tổ chức cuộc đoàn tụ cho các gia đình ly tán vì chiến tranh giữa hai nước Hàn - Triều có thể bị xóa bỏ, bởi phát biểu của Tổng thống Hàn Quốc tại LHQ.
- Bang Georgia của Mỹ đã thi hành bản án tử hình đầu tiên trong 70 năm qua đối với một nữ phạm nhân, bất chấp lời kêu gọi ân xá của Giáo hoàng Francis.
Phát ngôn
Trong buổi trả lời phỏng vấn nhà báo Charlie Rose của kênh truyền hình Mỹ CBS, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng “tâm trạng cá nhân” sẽ quyết định việc liệu ông có tiếp tục nắm chức vụ Tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ 4 hay không.
“Thời gian phục vụ cho đất nước của tôi phụ thuộc vào hai điều kiện. Trước hết, chắc chắn là sẽ có những luật lệ do Hiến pháp quy định và tôi sẽ không vi phạm các luật lệ này. Tuy nhiên, tôi cũng không tin rằng mình cần tận dụng triệt để các quyền hiến định. Điều này sẽ phụ thuộc vào tình hình đất nước, tình hình quốc tế và tâm trạng cá nhân của tôi”- ông Putin nhấn mạnh.
Tin ảnh
Trung Quốc, nổ, bom thư, Quốc khánh, Nga, không kích, Syria, Putin, gián điệp, Triều Tiên, LHQ
Tháp Eiffel tại thủ đô Paris (Pháp) chuyển sang màu hồng để tăng cường nhận thức về bệnh ung thư vú cho tất cả mọi người. (Ảnh: AP)
Sự kiện
1/10 là ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Sầm Hoa

Tuesday, September 29, 2015

Nước chảy trên sao Hỏa - phát hiện làm thay đổi nhận thức vũ trụ

Phát hiện có nước bề mặt chảy vào mùa nóng ở sao Hỏa là một bước đột phá quan trọng, làm dấy lên hy vọng cho con người về nơi có thể sinh sống được.
Anh-3113-1443520740.jpg
Dòng nước chảy theo mùa trên sao Hỏa. Ảnh: NASA
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hôm qua tuyên bố sao Hỏa tồn tại dòng nước mặn chảy trên bề mặt, mở ra nhiều hy vọng tìm thấy sự sống trên hành tinh đỏ.
Cách đây rất lâu, "sao Hỏa cổ đại được bao phủ bởi một bầu khí quyển rộng lớn, cùng với đại dương có kích thước bằng 2/3 bán cầu Bắc, sâu khoảng 1.609 km",  Jim Green, giám đốc ban khoa học hành tinh của NASA cho biết. Sau một thảm họa không rõ nguyên nhân, "khí hậu sao Hỏa thay đổi mạnh mẽ, nước trên bề mặt dần biến mất".
Năm 2008, giới khoa học khẳng định trên sao Hỏa tồn tại nước đóng băng, bao gồm ở cả hai cực. Tuy nhiên, dữ liệu mới nhất từ tàu quỹ đạo trinh sát sao Hỏa (MRO) tiết lộ, bề mặt hành tinh đỏ cũng chứa nước lỏng, tạo cơ hội cho một số dạng sống hình thành và phát triển. Các dấu vết muối ngậm nước, sườn đồi dốc bị xói mòn là hệ quả của dòng nước muối chảy trên bề mặt sao Hỏa trong mùa nóng, sau đó đóng băng và biến mất trong mùa lạnh.
"Sao Hỏa không phải là hành tinh khô cằn như chúng ta từng nghĩ", Green nói.
Theo Mary Beth Wilhelm thuộc Trung tâm nghiên cứu Ames (NASA), phát hiện có nước bề mặt chảy vào mùa nóng ở sao Hỏa làm dấy lên hy vọng cho con người về nơi có thể sinh sống được. Nước tinh khiết chắc chắn sẽ không ổn định trong khí quyển khắc nghiệt của sao Hỏa, đó là lý do nước muối có khả năng cao tồn tại dưới dạng đóng băng hoặc bị bốc hơi trong thời gian chuyển mùa nóng lạnh ở đây.
Các nhà khoa học từng phát hiện nước trên bề mặt sao Hỏa, đóng băng ở hai cực của nó. Tuy nhiên, họ vẫn không dám chắc về nguồn gốc của nước bề mặt. Wilhelm cho biết, bà rất lạc quan vì dữ liệu mới sẽ cung cấp cho các nhà khoa học "cơ hội tuyệt vời để tìm thấy đúng chỗ nguồn nước trên sao Hỏa" mà con người có thể sử dụng, thậm chí là dấu hiệu sự sống tồn tại trong muối, chất lỏng và hơi ẩm có trong khí quyển sao Hỏa.
"Nước trên sao Hỏa sẽ là nguồn tài nguyên quan trọng trong tương lai, dành cho những chuyến thám hiểm của con người tới hành tinh này", Wilhelm nói.
NASA và những cơ quan vũ trụ khác đang đau đầu tìm cách cung cấp đủ nước cho con người trong nhiệm vụ thám hiểm sao Hỏa. Cần tới 10.000 USD chi phí nhiên liệu cho 0,45 kg nước gửi lên vũ trụ, do đó, nếu có nước sẵn trên vũ trụ, sẽ tiết kiệm được khoản tiền lớn.
Cơ quan Vũ trụ châu Âu và NASA đang tìm kiếm nước trên các tiểu hành tinh, hy vọng một ngày gần đây có thể khai thác nước từ lớp vỏ tiểu hành tinh rồi chở tới Mặt Trăng hoặc sao Hỏa. Mặc dù vậy, khai thác tiểu hành tinh vẫn còn mất nhiều năm nữa mới thực hiện được.
Tổng thống Barack Obama đã kêu gọi NASA đưa con người lên quỹ đạo sao Hỏa năm 2030, nhằm chuẩn bị cho việc đổ bộ sao Hỏa. Một chuyến đi vòng quanh quỹ đạo sao Hỏa mất ít nhất ba năm, do đó, việc phát hiện nước lỏng trên sao Hỏa là bước quan trọng trong nhiệm vụ thăm dò hành tinh đỏ.
NASA đang lên kế hoạch khảo sát các tiểu hành tinh gần sao Hỏa, hy vọng tìm ra dạng sống kích thước hiển vi tồn tại. Vì thế, không có lẽ chúng lại không có mặt ở sao Hỏa - hành tinh từng có đại dương và khí quyển.
"Sự tồn tại của nước lỏng cho thấy khả năng có sự sống trên sao Hỏa, và nếu có, chúng ta có thể tìm hiểu cách chúng sống sót", John Grunsfeld, phi hành gia thuộc Ban chỉ đạo Nhiệm vụ Khoa học của NASA, nói. "Có tồn tại sự sống ngoài hành tinh không, không còn là câu hỏi trừu tượng nữa, mà giờ đây đã trở thành câu hỏi cụ thể con người trả lời được".
Lê Hùng

Thế giới 24h: Đám cưới phút chốc thành đại tang


Tên lửa rơi trúng một đám cưới khiến 130 người thiệt mạng; Lãnh đạo Nga – Mỹ đối thoại về Syria; Trung Quốc có khả năng thuê lại tàu chiến Pháp đóng cho Nga... là những tin nóng 24 giờ qua.
Nổi bật
Hôm 28/9, liên quân đã thả nhầm tên lửa xuống hai chiếc lều ở làng Al-Wahijah, tây nam Yemen. Nơi này đang diễn ra một đám cưới của người dân địa phương. Đám cưới phút chốc biến thành đại tang.
Theo hãng RT, thống kê thương vong ban đầu cho thấy có khoảng vài chục nạn nhân trong vụ việc. Tuy nhiên, tính đến ngày 29/9, con số người thiệt mạng trong vụ tấn công sai lầm đã lên tới 130 người.
Yemen, đánh bom, đám cưới, đám tang

Nhân chứng nói đã trông thấy nhiều thi thể văng ra ngoài. Hãng tin AP dẫn lời một quan chức Yemen cho biết, vụ việc này là do liên quân dưới sự lãnh đạo của Ảrập Xê-út gây ra, và đây là một ‘sai lầm’.
Tuy nhiên, liên quân đã bác bỏ cáo buộc. “Liên quân không hề có tác chiến trên không nào ở khu vực này suốt ba ngày qua. Đây hoàn toàn là tin bịa đặt”, Tướng Ahmed al-Asseri của liên quân, tuyên bố.
Vụ việc trên diễn ra chỉ một ngày, sau khi các máy bay trực thăng của liên quân được cho là đã cướp đi sinh mạng của hơn 30 người, tại một ngôi làng ở phía bắc Yemen. Phần lớn nạn nhân là dân thường.
Yemen hỗn loạn từ khi phiến quân Houthi chiếm giữ thủ đô Sanaa hồi tháng 9/2014. Lực lượng này sau đó tiến xuống phía nam, kiểm soát nhiều vùng đất, buộc Tổng thống Mansour Hadi phải lưu vong.
Tính từ cuối tháng 3 vừa qua, tổng cộng 2.355 dân thường đã thiệt mạng và 4.862 người bị thương trong cuộc chiến này.
Tin vắn
- Từ 13/11, Thái Lan sẽ cấp thị thực du lịch mới thời hạn 6 tháng cho khách nước ngoài. Theo đó, khoảng 50.000 người Việt Nam, đang dùng thị thực du lịch để làm việc ở Thái Lan, có thể phải về nước.
- Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã kiện ngược lại Tổng chưởng lý cùng những người khác, vì lơ là nhiệm vụ và thông đồng hủy hoại danh tiếng của bà.
- Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, cho đến nay đã có hơn 8.000 người, bao gồm cả dân thường, thiệt mạng trong cuộc xung đột ở miền đông Ukraina.
- Cơ quan Thông tin Quốc tế Nga cho biết, Trung Quốc có thể thuê hai chiếc tàu sân bay trực thăng Mistral, sau khi Ai Cập đạt được thỏa thuận mua bán với Pháp hồi tháng 8.
- Lực lượng an ninh ở sân bay Mumbai của Ấn Độ đã được đặt trong tình trạng báo động cao nhất, sau khi họ nhận được một cuộc gọi nặc danh cảnh báo đánh bom khủng bố.
- Nga cho biết sẽ đóng không phận đối với các hãng hàng không Ukraina từ ngày 25/10, nhằm trả đũa lệnh cấm mà Kiev áp đặt với hai hãng bay lớn của Moscow.
Tin ảnh
Yemen, đánh bom, đám cưới, đám tang
Siêu bão mạnh cấp 17 Dujuan đổ bộ vào Đài Loan (Trung Quốc), làm ít nhất 2 người chết, 324 người bị thương. (Ảnh: AP)
Phát ngôn
Hôm 28/9 (giờ Mỹ), lãnh đạo hai nước Nga và Mỹ đã có cuộc hội đàm kéo dài trong vòng 90 phút, bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, "Hai nhà lãnh đạo đã bàn thảo về những khả năng mà Mỹ và Nga có thể hợp tác chặt chẽ đối với hầu hết các vấn đề nóng bỏng hiện nay, trước tiên là Syria. Chúng tôi đều nhất trí về mục tiêu chung là đánh bại IS, không để lực lượng này thành lập Nhà nước Hồi giáo."
Sự kiện
30/9/1520 – Suleiman I đăng quang Sultan của Đế quốc Ottoman. Đế quốc này đã đạt đỉnh cao về quân sự, chính trị và kinh tế trong thời gian Suleiman I trị vì.
30/9/1745 – Chiến tranh Kế vị Áo: Quân Phổ giành chiến thắng trước quân Áo-Sachsen trong trận Soor.
30/9/1938 – Anh, Đức, Pháp, Italy ký kết Hiệp ước München, cho phép Đức chiếm đóng vùng Sudety của Tiệp Khắc.
30/9/2009 – Một trận động đất xảy ra ở ngoài khơi đảo Sumatra của Indonesia, khiến 1.115 người thiệt mạng.
Lê Thu

Tin thế giới 18h30: Mỹ - Nga đấu khẩu ở LHQ, TQ bác tin điều Liêu Ninh tới Syria


Trung Quốc bác tin điều tàu sân bay Liêu Ninh tới Syria; Động cơ đánh bom gần ngôi đền Erawan ở thủ đô Bangkok là để trả thù một chiến dịch triệt phá nạn buôn người của chính phủ; Đức đang xem xét dành ra 5 tỷ euro để chăm sóc người tị nạn; ...
Cuộc họp tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc:
*Trong bài phát biểu đầu tiên tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trên cương vị chủ tịch Cuba, hôm 28/9, ông Raul Castro nhấn mạnh Cuba và Mỹ có thể bình thường hóa mối quan hệ song phương chỉ khi Washington gỡ bỏ toàn bộ lệnh cấm vận thương mại và trao lại quyền kiểm soát căn cứ hải quân Guantanamo cho Havana.
Ông Castro khẳng định nếu như quan hệ giữa Washington – Havana tiếp tục được cải thiện, người dân Cuba cần nhận được sự "bồi thường" sau hàng thập niên bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế. 
Tổng thống Nga Vladimir V. Putin phát biểu trong cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 28/9. 
*Trong bài phát biểu đầu tiên suốt 10 năm qua tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 28/9, Tổng thống Nga Vladimir V. Putin nhấn mạnh cộng đồng quốc tế cần ủng hộ chính quyền của Tổng thống Assad chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Syria.

Những tuần gần đây, giới chức phương Tây cũng đã lên tiếng cáo buộc Nga tăng cường quân sự tới Syria như điều động binh lính, xe tăng và máy bay chiến đấu nhằm hỗ trợ quân chính phủ Syria tiêu diệt IS. 
Theo ông Putin, để hỗ trợ cho phe nổi dậy chống lại chính quyền của Tổng thống Assad, Mỹ đã cho đào tạo lực lượng phiến quân nhưng chính những người này sau đó lại chiến đấu trong hàng ngũ của IS.
*Ông Obama đã gọi Tổng thống Assad là “bạo chúa” đồng thời cáo buộc Tổng thống Syria là thủ phạm đứng đằng sau cuộc nội chiến kéo dài 4 năm cướp đi sinh mạng của hơn 200.000 người và khiến hàng triệu người khác phải đi tị nạn. 
Hôm 28/9, phát biểu trước cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Barack Obama cho hay Mỹ sẵn sàng hợp tác với Iran và Nga nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Syria
Trung Quốc:
*Khả năng Hải quân Trung Quốc sẽ thuê lại 2 chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral do Pháp sản xuất từ Ai Cập sau khi Cairo đạt được thỏa thuận mua lại 2 chiếc tàu này của Paris hồi tháng Tám.
Hồi năm ngoái, Paris đã từ chối chuyển giao 2 tàu Mistral mang tên “Vladivostok” và “Sevastopol” cho Moscow sau khi Nga quyết định sáp nhập bán đảo Crimea thuộc Ukraine. Kể từ đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã ngỏ ý muốn mua lại hai tàu đổ bộ trực thăng Mistral của Pháp. Nhưng Ai Cập đã giành phần thắng trong thương vụ mua lại tàu chiến Mistral của Pháp hôm 6/8. 
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral do Pháp sản xuất. 
*Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố trong cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 28/9 cho hay nước này sẽ không theo đuổi bá quyền và "luật rừng" không được trở thành hình mẫu tương tác giữa các nước. 
Tuyên bố của ông Tập được đưa ra trong bối cảnh nhiều nước quan ngại trước sức mạnh quân sự đang gia tăng của Bắc Kinh và những tranh chấp lãnh thổ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nước này bị Mỹ và các đồng minh chỉ trích vì ngang nhiên cải tạo và xây dựng trái phép hàng loạt đảo nhân tạo ở Biển Đông. Tại biển Hoa Đông, Trung Quốc cũng có tranh chấp với Nhật Bản xung quanh chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư. 
*Chuyên gia quân sự Zhang Junshe, thuộc Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc, cho hay thông tin tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã đến Syria để hỗ trợ chính phủ nước này là không đúng sự thật.
Theo ông Zhang, một hạm đội của hải quân Trung Quốc đang có mặt ở Địa Trung Hải, trong đó có các tàu khu trục tên lửa và tàu tiếp tế, nhưng không liên quan gì đến tình hình ở Trung Đông. Hạm đội này bắt đầu chuyến thăm các nước vào cuối tháng Tám và sẽ thực hiện hành trình dài tổng cộng hơn 30.000 km, kéo dài hơn 5 tháng.
*Hôm nay (29/9), Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) cho biết cựu Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Hề Hiểu Minh sẽ bị khởi tố tội tham nhũng sau khi bị cáo buộc nhiều tội danh trong đó có biển thủ công quỹ.
Hồi tháng 7/2015, ông Hề Hiểu Minh đã bị điều tra vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” - một cụm từ thường dùng để ám chỉ tội tham nhũng ở Trung Quốc.
*Nhiều người dân sinh sống ở thị trấn Nam Bình thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đã vô cùng hoảng sợ và buộc phải rời bỏ nhà cửa sau khi chứng kiến hàng loạt vụ giết người cướp của do binh lính Triều Tiên thực hiện.
Theo giới chức Trung Quốc, trong một năm qua, ít nhất 10 người dân Nam Bình đã bị sát hại mà phần lớn thủ phạm là binh lính Triều Tiên nhằm cướp bóc thức ăn và tài sản. 
Nga – Ukraine:
*Hôm 28/9, Nga tuyên bố nước này sẽ đóng cửa không phận với các hãng hàng không của Ukraine từ ngày 25/10 tới. Đây là đòn đáp trả của Moscow trước việc Ukraine "cấm cửa" hai công ty hàng không Aeroflot và Transaero của Nga.
Aeroflot là một trong hai hãng hàng không Nga bị chính quyền Kiev cấm bay qua không phận Ukraine kể từ ngày 25/10 tới. 
Hôm 16/9, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố mở rộng danh sách trừng phạt nhằm vào các công ty và cá nhân của Nga bao gồm 400 cá nhân và 90 công ty. 
Khủng hoảng di cư:
*Nếu cuộc khủng hoảng di cư không sớm được giải quyết, nó hoàn toàn có thể khiến lượng người dân ủng hộ Anh rút khỏi EU sẽ ngày càng nhiều. Và nếu như Anh rút khỏi EU, uy tín của tổ chức này sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
Thời gian qua, tỷ lệ người Anh phản đối và ủng hộ Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) là khá cân bằng nhưng sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng nhập cư, số người ủng hộ Anh rút khỏi EU đã gia tăng đáng kể, làm dấy lên lo ngại về việc Anh sẽ thực sự rút khỏi EU nếu tổ chức trưng cầu dân ý.
Khủng hoảng di cư đang làm "tan nát" EU.
*Đức đang xem xét dành ra 5 tỷ euro (5,6 tỷ USD) từ thu nhập ngoài dự kiến của nước này trong năm 2015 để trang trải chi phí chăm sóc người tị nạn năm 2016, đảm bảo duy trì cân bằng ngân sách.

Số tiền này sẽ được chi trong năm 2016 cho chính quyền và 16 bang trên toàn nước Đức để ứng phó với dòng người di cư, ước tính chỉ riêng trong năm nay có thể lên tới 800.000 người.
Đánh bom ở Thái Lan:
*Cảnh sát Thái Lan hôm 28/9 cho biết động cơ vụ đánh bom đền Erawan ở thủ đô Bangkok tháng trước là để trả thù một chiến dịch triệt phá nạn buôn người.
Cảnh sát trưởng Thái Lan Somyot Pumpanmuang (giữa) trong buổi họp báo hôm 28/9 tại trụ sở Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan ở thủ đô Bangkok. 
"Chúng tôi tin chắc động cơ chính trong tội ác này là trả thù nhà chức trách Thái Lan triệt phá mạng lưới buôn người", Reuters dẫn lời cảnh sát trưởng Thái Lan Somyot Pumpanmuan phát biểu tại một cuộc họp báo.
Đền Erawan ở thủ đô Bangkok bị đánh bom tối 17/8 làm 20 người, trong đó phần lớn là du khách Trung Quốc, thiệt mạng. Hiện chưa có nhóm nào lên tiếng nhận trách nhiệm vụ tấn công.

MINH THU (tổng hợp)

Monday, September 28, 2015

NASA xác nhận có nước chảy trên sao Hỏa


Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) xác nhận có dòng nước chảy trên bề mặt sao Hỏa, làm dấy lên hy vọng về sự sống tồn tại trong quá khứ hoặc hiện tại trên hành tinh.
12067360-1085332831477892-1640131057-n.j
Những dòng nước chảy trên sao Hỏa. Ảnh: NASA
Theo CNN, trong cuộc hội thảo tổ chức tại Washington, các nhà nghiên cứu của NASA cho biết đã tìm thấy bằng chứng về nước lỏng chảy trên bề mặt sao Hỏa.
Từ lâu các nhà khoa học đã phát hiện có nước đóng băng ở hai cực sao Hỏa, trong bầu khí quyển mỏng manh của hành tinh này, thậm chí là các vũng nước nhỏ hình thành ban đêm trên bề mặt.
Tuy nhiên, việc phát hiện có dòng nước chảy trên bề mặt lạnh giá và cằn cỗi của sao Hỏa có thể dẫn đến bước đột phá trong việc tìm kiếm sự sống trên hành tinh đỏ, cho dù sự sống này hiện hữu hay đã biến mất.
Công bố hôm nay của NASA liên quan đến một báo cáo phân tích hình ảnh sao Hỏa do tàu thăm dò vũ trụ Reconnaissance Orbiter gửi về Trái Đất cho thấy, có "những đường rãnh sẫm màu xuất hiện theo mùa tại nhiều điểm trên bề mặt sao Hỏa". Đây là kết quả của dòng nước mặn chảy xuống các sườn dốc trên hành tinh đỏ.
Hàm lượng muối trong nước rất quan trọng, bởi muối giúp hạ thấp nhiệt độ đóng băng của nước, làm cho nước không bị đông cứng lại ở nhiệt độ lạnh giá ở sao Hỏa. Ba nhà khoa học NASA là đồng tác giả của báo cáo trên trong đó có Lujendra Ojha, tác giả chính của báo cáo. Anh là người đầu tiên phát hiện những vệt nước trên năm 2011 và cùng đồng nghiệp đưa ra giả thuyết về dòng chảy trên sao Hỏa, khi mới 21 tuổi.
Báo cáo không cung cấp lời giải về cội nguồn dòng nước, tuy nhiên, các nhà khoa học đưa ra vài giả thuyết cho rằng, có thể nó là băng tan chảy dưới bề mặt, hoặc là kết quả của lượng muối dồi dào trong lòng đất sao Hỏa hút nước từ bầu khí quyển, hoặc cũng có thể là chất lỏng sủi lên từ tầng nước ngầm.
Hồi tháng 4, Alfred McEwen, đồng tác giả của báo cáo từng công bố một nghiên cứu khác cho rằng muối trong đất sao Hỏa có đủ khả năng hút nước từ không khí và tạo thành những vũng nước nhỏ ban đêm. Hồi tháng 3, NASA tuyên bố từng có biển kích cỡ tương đương Đại Tây Dương của Trái Đất trên sao Hỏa.
Hồng Hạnh