Sunday, February 28, 2016

Thế giới 24h: Bà Clinton chưa thể dập tắt hy vọng của ông Sanders?


Chiến thắng của bà Clinton trong cuộc bầu cử của Đảng Dân chủ tại bang South Carolina chưa thể khiến cơ hội của ông Sandersbị dập tắt.
1. Hai chiến thắng liên tiếp trong các bang mang tính quyết định chỉ trong vòng một tuần qua đã giúp bà Hillary Clinton tạo ra lợi thế rất khó san lấp đối với đối thủ là ông Bernie Sanders.
the gioi 24h: ba clinton chua the dap tat hy vong cua ong sanders? hinh 0
Bà Clinton (áo xanh) trong chiến dịch vận động tranh cử ở bang South Carolina. Ảnh AP
Ngày mai, chiến dịch này sẽ hướng tới cả nước”, bà Clinton tuyên bố trước đám đông ủng hộ bà đang hò reo vang dội. Tuyên bố trên được cho là nhắm đến tỷ phú người Mỹ Donald Trump, ứng viên hàng đầu của Đảng Cộng hòa đang chạy đua vào Nhà Trắng.
“Chúng ta không cần phải làm cho nước Mỹ trở lên vĩ đại như trước. Nước Mỹ chưa bao giờ ngừng trở nên vĩ đại. Thay vì xây dựng những bức tường, chúng ta sẽ phá vỡ mọi rào cản ngăn cách mọi người”, bà Clinton tuyên bố với mục đích mỉa mai những gì ông Trump từng nói trước đây.
Trong tuyên bố của mình, ông Sanders đã lên tiếng chúc mừng bà Clinton nhưng vẫn khẳng định cuộc đua còn lâu mới kết thúc. “Chiến dịch này mới chỉ bắt đầu, chúng ta đã giành chiến thắng quyết định ở New Hampshire còn bà ấy là ở South Carolina. Giờ là sẽ cuộc chiến Super Tuesday”, ông Sanders nói.
Ông Sanders tự tin phát biểu trước đám đông người da trắng ủng hộ mình rằng: “Tôi sẽ cần sự hỗ trợ của các bạn sau ngày tổng tuyển cử [ám chỉ ông có thể trở thành Tổng thống- ND]”.
2. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov ngày 27/2 đã có cuộc gặp Cố vấn cấp cao của Tổng thống Syria Bouthaina Shaaban để thảo luận về tình hình tại quốc gia này, vài giờ sau khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực.
Tại cuộc gặp, hai bên nhất trí cho rằng, việc thực thi thỏa thuận ngừng bắn nêu trên sẽ tạo điều kiện cho các nỗ lực tìm kiếm lộ trình chính trị nhằm chấm dứt cuộc xung đột tại Syria theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và tuyên bố chung của Nhóm ủng hộ quốc tế về Syria.
the gioi 24h: ba clinton chua the dap tat hy vong cua ong sanders? hinh 1
Một nhóm phụ nữ bước đi trên đường phố Syria khi lệnh ngừng bắn vừa có hiệu lực. Ảnh AP
Ông Shaaban khẳng định cam kết của Chính phủ Syria trong việc thực thi lệnh ngừng bắn và đảm bảo đưa hàng viện trợ nhân đạo tới các khu vực bị ảnh hưởng do giao tranh.
Trong khi đó, Đặc phái viên của Mỹ tại Syria Michael Ratney cũng kêu gọi các bên tham chiến thông báo về các vụ vi phạm lệnh ngừng bắn. Ông Ratney nhấn mạnh, các bên chỉ được sử dụng vũ lực trong trường hợp tự vệ hoặc nhận thấy mối đe dọa sắp xảy ra”.
3.  Kết quả kiểm phiếu sơ bộ mới nhất trong cuộc bầu cử Quốc hội tại Iran cho thấy, phe bảo thủ đang chiếm ưu thế rõ rệt trước phe cải cách.
Cụ thể, phe bảo thủ đã chắc chắn có được 82 ghế trong Quốc hội mới gồm 290 thành viên, trong khi phe bảo thủ và ôn hoà mới có được 49 ghế, còn các ứng cử viên độc lập có được 71 ghế.
the gioi 24h: ba clinton chua the dap tat hy vong cua ong sanders? hinh 3
Một phụ nữ Iran tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử. Ảnh Reuters
Kết quả này chưa gồm thủ đô Tehran, địa phương quyết định 30 ghế Nghị sỹ Quốc hội mới. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt khoảng 58%, thấp hơn tỷ lệ 64% trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2012.
Trong khi đó, cục diện có vẻ như đang diễn biến ngược lại trong cuộc bầu cử Hội đồng chuyên gia– cơ quan có trọng trách bầu chọn và bãi nhiệm lãnh tụ tinh thần tối cao, Đại giáo chủ Cộng hoà Hồi giáo Iran khi các nguồn tin tiết lộ rằng, kết quả kiểm phiếu sơ bộ đang có lợi cho phe cải cách và ôn hoà.
Tuy nhiên, chưa có nguồn tin nào dẫn chứng được số liệu minh hoạ cụ thể về sự thắng thế của phe cải cách và ôn hoà trong cuộc đua này. Theo luật Iran, công tác kiểm phiếu phải kết thúc trong khoảng thời gian không quá 3 ngày kể từ thời điểm kết thúc bỏ phiếu.
4. Ít nhất 12 người thiệt mạng và 8 người bị thương khi một kẻ đánh bom liều chết cho nổ một quả bom gần trụ sở Bộ Quốc phòng Afghanistan.
Các nhân chứng tại hiện trường cho biết họ đã nhìn thấy nhiều người thiệt mạng. Ngay sau đó, xe cảnh sát và quân đội đã phong tỏa hiện trường.
the gioi 24h: ba clinton chua the dap tat hy vong cua ong sanders? hinh 4
Người Afghanistan mang quan tài đựng thi thể của một người bị thiệt mạng trong vụ đánh bom tự sát gần trụ sở Bộ Quốc phòng. Ảnh AP
Một nhân chứng kể lại: “Tôi đang đi qua cây cầu này thì nghe thấy một tiếng nổ rất lớn. Khi đến gần khu vực bị đánh bom, tôi thấy rất nhiều người bị chết và bị thương nằm dưới mặt đất”.
Ngay sau vụ đánh bom, Taliban nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Theo tổ chức này, vụ tấn công đã làm 23 binh sỹ Afghanistan thiệt mạng và làm bị thương 29 người khác.
Trước đó chỉ vài giờ cũng đã xảy ra một vụ đánh bom liều chết gần một khu chợ tại tỉnh Kunar, miền Đông Afghanistan, làm 11 người thiệt mạng và hơn 40 người khác bị thương. Chưa có nhóm nào nhận trách nhiệm đứng đằng sau vụ đánh bom liều chết này.
5.  Quan chức Cuba và Liên minh châu Âu (EU) cho biết, hai bên đang chuẩn bị nối lại các cuộc đàm phán về bình thường hóa quan hệ vào tuần tới.
Các nhà đàm phán của Cuba và EU sẽ gặp nhau tại thủ đô La Habana (Havana) vào ngày 3 và 4/3 tới. Đây là vòng thứ 7 trong tiến trình đàm phán bình thường hóa quan hệ giữa 2 bên.
the gioi 24h: ba clinton chua the dap tat hy vong cua ong sanders? hinh 6
Triển vọng hợp tác Cuba- EU đang rõ rệt hơn bao giờ hết. Ảnh EPA
Thông cáo của đại diện liên minh châu Âu tại Cuba cho biết, cuộc gặp này sẽ giải quyết những vấn đề còn lại như đối thoại chính trị, hợp tác cũng như dự thảo cho thỏa thuận bình thường hóa quan hệ sắp tới.
Đồng chủ trì vòng đàm phán này là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba Abelardo Moreno và Tổng thư ký phụ trách kinh tế và các vấn đề toàn cầu của Cơ quan Hành động đối ngoại châu Âu Christian Leffler.
Cuba hiện là quốc gia Mỹ Latin duy nhất còn chưa có hiệp ước song phương với EU. Tiến trình đàm phán bình thường hóa quan hệ giữa Cuba và Liên minh châu Âu bắt đầu từ tháng 4 năm 2014 theo yêu cầu từ phía EU. Hai bên đã kết thúc đàm phán về hợp tác thương mại.
Kể từ đó đến nay, EU đã rót vào Cuba 110 triệu USD để giúp quốc gia Caribbean này phát triển nông nghiệp và lương thực bền vững bên cạnh những mục tiêu kinh tế khác./.
Trần Khánh/VOV.VN

Phi hành gia tiết lộ bí mật ngoài trái đất

Theo báo cáo gần đây của NASA, những bí ẩn bị chôn giấu trong một đoạn băng cách đây gần 40 năm của các phi hành gia trên tàu vũ trụ Apollo 10 cuối cùng cũng được tiết lộ. 
Tháng 5/1969, trước chuyến đổ bộ đầu tiên của con người lên mặt trăng của Apollo 11, ba phi hành gia trên tàu Apollo 10 đã vô cùng hoảng sợ khi nghe thấy thứ "âm thanh ngoài trái đất" bí ẩn lúc đang bay phía sau của mặt trăng, Fox News đưa tin.
 
Điều đặc biệt ở đây là, thứ âm thanh mà các phi hành gia nghe được khi bay quanh mặt trăng diễn ra khi họ đang mất liên lạc qua sóng radio.
Tàu Apollo 10 bị cắt liên lạc với trái đất trong khoảng 60 phút, nhưng vẫn nghe được âm thanh radio qua tai nghe lúc tiến vào quỹ đạo của mặt trăng. Các phi hành gia đã rất phân vân về việc liệu có nên báo cáo sự việc với NASA hay không.
"Thứ âm thanh đó giống như một loại nhạc ngoài trái đất", một phi hành gia của Apollo 10 cho hay. Cho tới giờ, nguồn gốc của thứ âm thanh trên vẫn là bí ẩn.
Đoạn ghi âm thứ âm thanh kỳ lạ trên được đóng dấu mật suốt nhiều năm và mãi tới 2008 mới được NASA công bố.

  • Hoài Linh

Thế giới 24h: Vũ khí Nga xoay chiều Syria


Cục diện tại Syria thay đổi nhờ vũ khí Nga, rơi máy bay tại Hàn Quốc, tập trận lớn tại Ả Rập Xê Út… là những tin nóng 24 giờ qua.
Tin nổi bật
Syria, Bashar al-Assad, Nga, nội chiến, IS, phiến quân, Nhà nước Hồi giáo, IS, Ukraina, Myanmar, Aung San Suu Kyi, rơi máy bay, tập trận
Các vũ khí và thiết bị quân sự mới nhất của Nga được cho là đã tạo lợi thế cho các lực lượng ​chính phủ Syria trong cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và cho phép đảo ngược tiến trình cuộc chiến này.
Tờ The Independent (Anh) phân tích 5 năm qua, quân đội Syria đã tổn thất hơn 60.000 người, nhưng nhờ công nghệ quân sự Nga mà Syria giảm đáng kể thiệt hại trong cuộc xung đột.
Chẳng hạn, có thể kể đến xe tăng chủ lực và cũng là tối tân nhất của Nga là T-90. Các hệ thống bảo vệ chủ động cho phép thay đổi quỹ đạo tên lửa đối phương, khi tên lửa chỉ còn cách xe tăng một vài mét.
Các phương tiện tình báo điện tử của Nga đã giúp quân chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad phá vỡ hàng phòng ngự của lực lượng ở khu vực miền núi Tây Bắc Syria.
Đồng thời, các chuyên gia Nga đã huấn luyện binh sĩ Syria sử dụng trang thiết bị quân sự để chiến đấu ở khu vực đô thị và miền núi.
Ban đầu quân đội Syria có kế hoạch chiến đấu giành lại Palmyra, nhưng các chuyên gia Nga đã thuyết phục họ bắt đầu hoạt động ở miền Bắc để cắt đường tiếp viện cho đối phương từ tỉnh Aleppo và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tờ Independent nhận định: chính việc chọn địa hình và các chiến thuật chiến thuật chiến đấu, cùng với vũ khí hiện đại, IS đã bị tiêu diệt đáng kể nhờ sự trợ giúp của Nga.
Tin vắn
Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Indonesia ngày 28/2 thông báo đã bắt giữ 19 đối tượng tình nghi có liên quan trực tiếp đến vụ khủng bố hôm 14/1 tại Jl.MH Thamrin, trung tâm thủ đô Jakarta.
Bộ Quốc phòng Algeria cho biết kể từ đầu năm đến nay, các lực lượng an ninh nước này đã bắt giữ 60 người có ý đồ gia nhập phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria, Iraq và Libya.
Hãng thông tấn SPA đưa tin các lực lượng vũ trang đến từ 20 quốc gia ngày 27/2 đã bắt đầu cuộc tập trận mang tên "Thunder of the North" (Thần Sấm phương Bắc) ở Đông Bắc Ả Rập Xê Út. Đây là một trong những cuộc tập trận lớn nhất thế giới.
Reuters dẫn nguồn tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, 6 thị trấn phía bắc Aleppo đã hứng không kích, dù lệnh ngừng bắn vẫn đang có hiệu lực. Các nhóm khủng bố không nằm trong thỏa thuận ngừng bắn đã lợi dụng điều này để thực hiện các vụ tấn công liên tiếp trên khắp lãnh thổ Syria.
Một chiếc máy bay hạng nhẹ đã rơi tại Sân bay Quốc tế Gimpo ở phía Tây thủ đô Seoul (Hàn Quốc), làm 2 người trên máy bay thiệt mạng.
Theo giới chức Pakistan, ít nhất 34 phiến quân Hồi giáo đã bị quân đội Pakistan tiêu diệt sau cuộc tấn công trên bộ và trên không tại vùng bất ổn Tây Bắc nước này.
Rạng sáng 28/2 tại mỏ than Severnaya ở Vorkuta, Cộng hòa Komi (thuộc Liên bang Nga) lại xảy ra một vụ nổ khí metal khiến 6 người thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn thứ hai chỉ trong vòng 3 ngày qua tại mỏ than này.
Thông tin trong ảnh
Syria, Bashar al-Assad, Nga, nội chiến, IS, phiến quân, Nhà nước Hồi giáo, IS, Ukraina, Myanmar, Aung San Suu Kyi, rơi máy bay, tập trận
Hàng trăm vị sư tại Myanmar cùng nhiều người khác đã tuần hành ủng hộ việc giữ lại một điều khoản trong hiến pháp mà theo đó, bà Aung San Suu Kyi sẽ không thể trở thành người đứng đầu nhà nước. Đảng đối lập do bà Suu Kyi lãnh đạo mới đây đã giành phần thắng trong cuộc tổng tuyển cử.
Điều khoản này quy định bất kỳ ai có chồng/vợ/con là người nước ngoài đều không thể được trao quyền Tổng thống. Chồng bà Suu Kyi và hai con của bà đều là người Anh, nên theo hiến pháp, bà không thể làm nguyên thủ Myanmar. Cuộc tuần hành diễn ra hôm 28/2/2016, với sự tham gia của khoảng 350 người. Ảnh: AP
Phát ngôn ấn tượng
Giám đốc Cục chính sách xã hội và nhân đạo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraina Valentin Fedichev nhận định: Nga có thể mất đến 20.000 lính trong trường hợp xảy ra cuộc chiến qui mô với Ukraina, còn phía Ukraina mất khoảng 5.000 đến 6.000 nghìn binh sĩ.
"Nếu đối phương sử dụng không quân, tức là đưa tất cả các nhóm đang hiện diện trên biên giới của chúng tôi vào cuộc tấn công. Các tính toán cho thấy sẽ có 20.000 người chết. Sẽ giao tranh về phía Dnepr và thực tế là tiêu diệt lực lượng bộ binh của chính họ"- Valentin Fedichev tuyên bố.
Sự kiện
29/2/1752 – Aung Zeya xưng là Alaungpaya, lập ra triều Konbaung, nền quân chủ cuối cùng của Myanmar.
29/2/1720 – Không thể thiết lập đồng trị vì như William và Mary của Anh, nữ vương Ulrika Eleonora của Thụy Điển nhường ngôi cho phu quân, người trở thành Fredrik I.
29/2/1940 - Do chiến tranh, Ernest Lawrence được Lãnh sự quán Thụy Điển trao giải Giải Nobel Vật lý năm 1939 tại Berkeley, California.
29/2/2012 – Việc xây dựng Tokyo Sky Tree hoàn thành, đương thời là tháp cao nhất trên thế giới.
Lê Thu

Thursday, February 25, 2016

7 cách để phát hiện ra người ngoài hành tinh

7 cách để phát hiện ra người ngoài hành tinh

Cẩm Mai | 
7 cách để phát hiện ra người ngoài hành tinh
Hình ảnh mang tính chất minh họa.

Mặc dù chưa chính thức thấy người ngoài hành tinh nhưng chúng ta đã tìm ra 7 cách để phát hiện ra "họ".

Các nhà nghiên cứu khoa học đã tổng hợp được 7 cách để phát hiện ra sự sống ngoàiTrái Đất và người ngoài hành tinh:

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
1. Tín hiệu radio
Bản ghi số liệu tín hiệu “Wow!” .
Bản ghi số liệu tín hiệu “Wow!” .
Vào ngày 15/8/1977, nhà thiên văn học người Mỹ Jerry Ehman đã phát hiện tín hiệu sóng radio từ vũ trụ mạnh và rối loạn một cách bất thường bằng kính viễn vọng.
Một số nhà khoa học tin rằng đây là tín hiệu bị ngắt quãng của người ngoài hành tinh cách Trái Đất hàng chục tỷ năm ánh sáng.
Sự phát hiện làm nhà thiên văn Jerry Ehman bối rối, đã viết vội dòng chữ “Wow!” bên cạnh các tín hiệu dưới dạng số do máy tính in ra.
Do đó, các nhà khoa học gọi là tín hiệu “Wow!” và nó trở thành bí ẩn kinh điển làm đau đầu các nhà khoa học từ đó đến nay.
Từ năm 2007 cho đến nay, chỉ phát hiện 7 tín hiệu radio lạ từ dữ liệu của kính thiên văn Parkes ở miền đông Australia và kính thiên văn Arecibo ở Puerto Rico.
Những tín hiệu radio lạ từ vũ trụ được coi là "một trong những bí ẩn lớn nhất trong vũ trụ".. Có thể người ngoài hành tinh cũng đang tìm kiếm nền văn minh khác.
2. Những cuộc thám hiểm vũ trụ
Tàu vũ trụ Voyager 1 .
Tàu vũ trụ Voyager 1 .
Chúng ta đã nhiều lần thám hiểm vũ trụ, đổ bộ lên một số hành tinh để tìm kiếm sự sống.
Ví dụ, tàu vũ trụ Voyager 1 được phóng vào ngày 5/9/1977 để thực thi nhiệm vụ truyền thông tin về Trái Đất, định vị và nghiên cứu các biên giới của hệ mặt trời.
Nhiệm vụ đầu tiên của tàu Voyager 1 là độ bộ lên sao Mộc và sao Thổ để chụp ảnh chi tiết các mặt trăng của hai hành tinh này.
Ngoài ra, tàu Voyager 1 còn mang cãc hình ảnh của con người trên Trái Đất, bản ghi âm nhạc các nước và câu chào bằng nhiều thứ tiếng lên vũ trụ để tìm kiếm và trao đổi thông tin với nền văn minh xa xôi có thể tồn tại trong vũ trụ.
3. Những dấu hiệu sinh học
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Các nhà khoa học luôn chú ý tìm kiếm và phát hiện các dấu hiệu và điều kiện để tồn tại sự sống trên hành tinh khác, như: Nhiệt độ, nguồn nước, không khí và các thành phần hóa học để có thể duy trì cấu trúc phân tử.
Đã có lúc NASA phát hiện ra những dấu hiệu đáng nghi ngờ về sự sống nhưng chưa đủ điều kiện để chứng minh có sự sống ngoài hành tinh.
NASA đang dự định đổ bộ và thám hiểm “siêu trái đất” vào đầu năm 2018 để tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh và nơi định cư mới cho nhân loại.
4. Ô nhiễm môi trường trên hành tinh khác
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Trong công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh, chúng ta phải chạy đua với chính mình. Nhân loại gây ô nhiễm môi trường do những thói quen xấu, không biết người ngoài hành tinh có như vậy không.
Chúng ta có thể dùng chính những kỹ thuật phát hiện dấu hiệu sinh học để tính toán mức độ ô nhiễm môi trường trên hành tinh khác nhằm tìm ra sự sống.
Không hẳn mức độ ô nhiễm cao thì là có sự sống, nhưng có thể người trên hành tinh khác cũng có những thói quen xấu như chúng ta, như: Đốt than, xả thải công nghiệp…
Trong tương lai, chúng ta sẽ chế tạo ra thiết bị phát hiện ánh sáng từ hành tinh khác, từ đó phát hiện ra sự sống.
5. Siêu kết cấu lạ
Các nhà khoa học vẫn tranh cãi về “siêu kết cấu lạ” được phát hiện ra quanh ngôi sao gần Trái Đất gọi là Tinh cầu Dyson.
Khối tinh cầu Dyson là một siêu kết cấu nhân tạo bao bọc quanh một ngôi sao để thu năng lượng dùng cho cả một nền văn minh. Nó có thể cung cấp năng lượng cho hàng trăm ngàn tàu vũ trụ.
Siêu kết cấu này cũng có thể là vệ tinh nhân tạo quanh ngôi sao. Không biết nền văn minh nào sáng tạo ra Tinh cầu Dyson? Để làm gì?... Những điều này vẫn là bí ẩn của nhân loại.
6. Cách sản sinh năng lượng
Hố đen.
Hố đen.
Thang Kardashev là thước đo mức độ phát triển của một nền văn minh dựa trên khả năng sản sinh năng lượng.
Theo phương pháp phân loại này, một nền văn minh được đánh giá theo 3 cấp độ:
Cấp độ 1: Sử dụng tất cả những nguồn tài nguyên sẵn có trên hành tinh mẹ.
Cấp độ 2: Khai thác năng lượng từ những ngôi sao trung tâm.
Cấp độ 3: Khai thác năng lượng từ các dải ngân hà.
Được biết, công nghệ của người ngoài hành tinh rất hiện đại. Trong tương lai chúng ta sẽ theo dõi cách họ sản sinh ra năng lượng, như: Khai thác năng lượng từ những ngôi sao, tiếp nhiên liệu phi vật chất cho tàu vũ trụ.
Dựa vào thang Kardashev, chúng ta cũng có thể xác định và dự đoán được sự hiện đại của mỗi hành tinh theo cách sản sinh năng lượng.
Nhân loại vẫn dùng nhiên liệu hóa thạch, nghĩa là chúng ta chưa đạt cấp độ 1. Nền văn minh ở cấp độ 2, sẽ sử dụng các công nghệ tiên tiến, như “nâng ngôi sao” lấy vật chất từ những ngôi sao xung quanh làm nhiên liệu.
Thậm chí, nền văn minh hiện đại hơn có thể ấn ngôi sao vào hố đen để thu hoạch photon từ đĩa lớn dần lên.
Nền văn minh mới ở cấp độ 1 đã biêt dùng phi vật chất làm nhiên liệu siêu hiệu quả (nâng ngôi sao ngẫu nhiên có thể sản sinh ra nhiều phi vật chất).
Do đó, chúng ta có thể theo dõi khí hơi tia gamma thoát ra. Người ngoài hành tinh có lẽ dùng tàu vũ trụ với năng lượng này.
Nền văn minh cấp độ 3 có thể đã hiện diện trong hệ mặt trời. Nhưng họ quá cao siêu, chúng ta không thể phát hiện ra.
7. Người ngoài hành tinh đang chờ chúng ta nhận ra
Người ngoài hành tinh.
Người ngoài hành tinh.
Chúng ta mới chỉ rời Trái Đất, bay vào vũ trụ cách đây 50 năm. Những kiến thức của chúng ta về vũ trụ và những vật thể còn giới hạn.
Chỉ có một số ít người trong chúng ta tin rằng có nền văn minh ngoài hành tinh đang vì lý do nào đó mà lẩn trốn chúng ta.
Trình độ khoa học - công nghệ của chúng ta còn quá yếu kém so với người ngoài hành tinh nên không thể phát hiện được ra họ.
Có thể còn những cách khác để giao tiếp với người ngoài hành tinh mà chúng ta chưa biết đến. Có lẽ nền văn minh ngoài hành tinh chờ đợi chúng ta phát triển đến mức độ tiến bộ khoa học cao nhất định nào đó để đủ khả năng tiếp xúc với họ.
Nguồn: What Culture

Thế giới 24h: Nga ngỡ ngàng trước kế hoạch B của Mỹ

Nga không hay biết về sự tồn tại của "kế hoạch B" mà Mỹ chuẩn bị cho Syria; sập mỏ than ở Cộng hòa Komi thuộc Nga làm 90 công nhân kẹt dưới lòng đất là hai trong số những tin tức quan trọng diễn ra trên thế giới 24 giờ qua.
Tin nổi bật
Thế giới, VietNamNet, 24h, Mỹ, Nga, Syria, IS, kế hoạch B, bất ngờ, ngỡ ngàng, ngừng bắn, sập mỏ, kẹt
Các máy bay ném bom Su-24 của Không lực Nga tại căn cứ không quân Khmeimim ở Syria. (Ảnh: Sputnik)
Phía Nga khẳng định không hay biết gì về sự tồn tại của "kế hoạch B" mà Mỹ chuẩn bị cho Syria.
Phát biểu tại hội nghị của Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov nói tuyên bố của Mỹ về việc có tồn tại một kế hoạch B khiến Nga quan ngại.
"Chúng tôi tin rằng, hiện nay chúng ta nên tập trung mọi nỗ lực vào việc thực thi thỏa thuận ngừng bắn mà các bên đã đạt được", ông nhấn mạnh thêm.
Thứ trưởng Nga cho biết, Moscow đã hoàn tất mọi công việc cần thiết với phía Damascus và hy vọng "Mỹ sẽ làm điều tương tự với các bên còn lại trong cuộc khủng hoảng Syria".
Ông Bogdanov nhắc lại rằng tất cả các bên cần khẳng định sẵn sàng ngừng bắn trước 12h trưa ngày 26/2 (giờ Damascus) để lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực vào lúc 0h ngày 27/2.
Kế hoạch ngừng bắn tại Syria theo sáng kiến của Mỹ và Nga đã được các quốc gia trong khu vực và quốc tế hưởng ứng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều nghi ngờ về khả năng ngừng bắn trở thành hiện thực.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết Washington đang chuẩn bị cho một "kế hoạch B" trong trường hợp các giải pháp ngoại giao và chính trị thất bại. Tuy nhiên, ông không đưa ra chi tiết cụ thể nào về phương án này.
Tin vắn
- Một vụ sập mỏ than, nhiều khả năng xảy ra do vỡ đá dưới mỏ ở Vorkuta thuộc Cộng hòa Komi thuộc Nga, đã làm 90 thợ mỏ kẹt dưới lòng đất. Các hoạt động cứu hộ đang được triển khai gấp rút. Mỏ than nằm sâu trong vành đai Bắc Cực và rất khó tiếp cận.
- Chính phủ Australiacông bố sẽ đầu tư mạnh cho hoạt động quốc phòng, mục đích là giải quyết những thách thức của thời đại trong thời điểm quan trọng hiện nay, theo lời Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull. Cụ thể, trong 10 năm tới, Australia sẽ chi khoảng 139 tỷ USD mua sắm các tàu ngầm, chiến hạm, tàu khu trục, tàu tuần tra cùng các vũ khí, khí tài mới.
- Thủ lĩnh của một nhánh thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại thành phố Sabratha của Libya vừa bị lực lượng dân quân trung thành với chính phủ ở thủ đô Tripoli bắt giữ.
- Binh lính chính phủ Syria ngày 25/2 đã giành lại quyền kiểm soát một thị trấn chiến lược từ tay IS, chuẩn bị cho việc mở lại tuyến chi viện duy nhất với Aleppo, thành phố đông dân nhất ở Syria.

- Trung Quốc xác nhận gửi tàu chiến tham gia cuộc Tập trận Vành đai Thái Bình Dương do Mỹ chủ trì vào mùa hè này bất chấp căng thẳng giữa hai bên vì vấn đề biển Đông.
- Trung Quốc hy vọng, nghị quyết của Liên Hợp Quốc về trừng phạt Triều Tiên có thể ngăn chặn được kế hoạch phát triển hạt nhân của nước này song nhấn mạnh rằng vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng chỉ có thể được giải quyết hoàn toàn thông qua đối thoại giữa các bên.
- Ngày 25/2, Quốc hội Đức đã thông qua gói luật thứ hai về người nhập cư. Theo đó, di dân vào Đức từ nay sẽ được phân loại và quyền lợi của các nhóm khác nhau sẽ khác nhau.
-New Delhi vừa trình lên Ủy ban trừng phạt của Liên Hợp Quốc một danh sách mới gồm 11 phần tử khủng bố thuộc nhiều nhóm phiến quân có thành trì tại Pakistan gieo rắc khủng bố ở Ấn Độ.
- Nhiều đạn và thiết bị nổ vừa được tìm thấy ngay cạnh một chốt kiểm tra của cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ trên con đường nối giữa thủ đô Ankara với thành phố ven biển Samsun.
Tin ảnh
Thế giới, VietNamNet, 24h, Mỹ, Nga, Syria, IS, kế hoạch B, bất ngờ, ngỡ ngàng, ngừng bắn, sập mỏ, kẹt
Ứng viên Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: AP)
Tổ chức YouGov’s First Verdict mới đây đã tổ chức một cuộc thăm dò ý kiến về khả năng Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ tiếp theo. Kết quả cho thấy 49% người được hỏi trả lời họ sợ hãi viễn cảnh này trong khi 12% bày tỏ lo lắng nhưng không nghĩ ông có thể “gây quá nhiều thiệt hại”. 16% ý kiến cho rằng việc tỷ phú Trump trở thành tổng thống là chuyện “phóng đại” và 16% tỏ ra “háo hức”.
Phát ngôn
Maria Zakharova, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, tuyên bố coi các hành động “khiêu khích” của Thổ Nhĩ Kỳ ở biên giới Syria là hành động xâm lược.
Trả lời phỏng vấn tờ Argumenty i Fakty của Nga, bà Zakharova nói: “Ankara đang làm trầm trọng tình hình tại biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ và thực hiện các hành động khiêu khích”.
Sự kiện
Ngày 25/2/1986, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos chạy trốn ra nước ngoài. Bà Corazon Aquino trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Philippines.
Thanh Hảo