Thursday, March 31, 2016

Tin thế giới 18h30: Hạm đội Thái Bình Dương Nga tham gia tập trận trên Biển Đông

Các tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của nước này sẽ tham gia cuộc tập trận Chống khủng bố và An ninh Biển quốc tế ADMM-PLUS 2016 ở Biển Đông vào tháng 5 tới.
Nga
* Người phát ngôn Quân khu miền Đông (Nga) Roman Martov cho biết các tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của nước này sẽ tham gia cuộc tập trận Chống khủng bố và An ninh Biển quốc tế ADMM-PLUS 2016 ở Biển Đông vào tháng 5 tới.
Trong cuộc tập trận, các thủy thủ Nga thuộc nhóm tàu trên sẽ thực hiện tuần tra khu vực này và tiến hành một chiến dịch chung nhằm tìm kiếm và giải cứu tàu bị một nhóm khủng bố giả định chiếm giữ​. Ông cho biết thêm sau khi tàu này được giải cứu, một đơn vị hỗn hợp sẽ hộ tống tàu về cảng.
* Khoảng 20 phần tử Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã bị bắt tại Moscow, Nga khi đang tuyển mộ các chiến binh, hãng tin RIA dẫn lời một nguồn tin an ninh cho biết hôm 31/3. RIA cho biết đa số những người bị bắt là công dân Uzbekistan. Chúng mang theo nhiều giấy tờ giả, trong đó có giấy phép lái xe của Thổ Nhĩ Kỳ, nguồn tin cho hay.

Nga đang giúp đỡ quân đội Syria chống lại IS tại Syria bằng việc hỗ trợ các cuộc không kích, vũ khí, và tư vấn. IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm về nhiều vụ tấn công ở Nga, chủ yếu ở khu vực Caucasus.
Hạm đội Thái Bình Dương Nga sẽ tham gia tập trận chung trên Biển Đông vào tháng 5 tới. Nguồn: Sputnik
* Đặc phái viên Nga tại NATO, Aleksandr Grushko tuyên bố, Moscow sẽ có hành động "đáp trả" nếu tổ chức liên minh này chấp thuận để Mỹ triển khai thêm các xe thiết giáp tới Đông Âu. Lấy cớ Nga có hành động "gây hấn" trong khu vực trên, Mỹ đã tuyên bố kế hoạch "xoay vòng quân" tại khu vực này bắt đầu năm 2017.
Tuyên bố của ông Grushko được đưa ra ngay sau khi Lầu Năm Góc công bố kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự tại châu Âu lên tối đa là 3 Lữ đoàn bộ binh, gồm một lữ đoàn thiết giáp, một lữ đoàn lính dù và một lữ đoàn trang bị xe chiến đấu bộ binh Stryker.
* Phó Giám đốc cơ quan Hợp tác Kĩ thuật Quân sự Liên bang Nga (FSMTC), ông Vladimir Drozhzhov cho biết, nhiều khả năng, Ấn Độ sẽ thuê thêm một tàu ngầm hạt nhân của nước này trong thời gian tới. Ngoài ra, Nga đã sẵn sàng hợp tác với Ấn Độ trong việc đóng các tàu khu trục thuộc Dự án 11356, cũng như đóng các tàu ngầm mới cho Ấn Độ.
Mỹ
* Trong tháng 4 tới, quân đội Mỹ và Philippines sẽ tổ chức cuộc tập trận chung Balikatan (Vai kề vai) với quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Theo đó, cuộc tập trận nhằm cải thiện khả năng chiến đấu tái chiếm đảo trong trường hợp bị kẻ thù  xâm chiếm.
Cuộc tập trận Balikatan sẽ diễn ra từ ngày 4 đến 15/4 tới với sự tham gia của quân đội Philippines, Australia và Mỹ. Trong khi đó, lực lượng phòng vệ Nhật Bản được mời tham gia tập trận với vai trò quan sát viên.
* Bộ Quốc phòng Mỹ vừa thông báo cho Quốc hội về kế hoạch chuyển tù nhân đang bị giam giữ tại nhà tù vịnh Guantanamo tới ít nhất 2 quốc gia khác. Đây là động thái mới nhất của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama nhằm thúc đẩy việc đóng cửa nhà tù này.
Sẽ có khoảng 12 tù nhân được chuyển đi khỏi nhà tù vịnh Guantanamo. Đợt chuyển tù nhân đầu tiên dự kiến diễn ra trong vài ngày tới và các đợt tiếp theo là vài tuần tới.
* Ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump lại vừa gây bão dư luận khi yêu cầu “có một hình phạt nào đó” với những phụ nữ phá thai trái phép. Theo BBC, ông Trump đưa ra quan điểm này trong một sự kiện được phát sóng trên kênh truyền hình cáp MSNBC và ngay lập tức gây ra làn sóng chỉ trích mạnh mẽ trong công luận Mỹ.
Tuy nhiên sau đó ông Trump mau chóng thay đổi quan điểm, nói rằng chỉ những người thực hiện việc phá thai này đáng bị trừng phạt. Và ông ngoan cố nói: “Lập trường của tôi vẫn không thay đổi”.
Tù nhân nhà tù Guantanamo sẽ sớm được chuyển sang nước khác. Nguồn: AP
* Theo một cuộc khảo sát của Reuters và Ipsos, gần 2/3 người dân Mỹ tin rằng cần phải áp dụng các biện pháp tra tấn để lấy thông tin từ những nghi phạm khủng bố, mức độ ủng hộ tương đương với đất nước như Nigeria nơi các vụ tấn công của phiến quân diễn ra thường xuyên.
Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy sự thay đổi của công chúng Mỹ sau vụ thảm sát 14 người ửo San Bernardino hồi tháng 12/2015 cũng như các vụ tấn công quy mô lớn vào châu Âu những tháng gần đây, bao gồm vụ đánh bom làm 32 người thiệt mạng ở Bỉ của IS.
Tình hình Syria
* Tổng thống Syria Bashar al-Assad cho biết sẵn sàng thành lập chính phủ mới với sự tham gia của phe đối lập, tuy nhiên tuyên bố của ông đã bị các lực lượng đối lập phản bác. Ông Assad nói rằng "không có vấn đề gì" khi có sự tham gia của phe đối lập trong chính phủ mới.
Ngay lập tức những nhà thương thuyết đại diện các lực lượng đối lập đã chỉ trích phát biểu của ông Assad, nói rằng vấn đề của  việc giải quyết xung đột chính trị ở Syria chính là thành lập cơ quan chuyển tiếp với đầy đủ quyền lực chứ không phải là thành lập một chính phủ khác dưới quyền kiểm soát của ông Assad.
* Lực lượng công binh Nga đảm nhận việc rà phá bom mìn tại thành phố cổ Palmyra đã có mặt tại Syria. Trước đó, hôm 27/3, quân đội Syria và lực lượng đồng minh, dưới sự yểm trợ của Không quân Nga đã quét sạch các phần tử khủng bố thuộc Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và giải phóng hoàn toàn thành phố cổ Palmyra.
Cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, ông đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng Nga hỗ trợ tối đa cho Syria trong công tác rà phá bom mìn tại thành phố vừa được giải phóng.
Myanmar
* Ông Htin Kyaw thuộc đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) sẽ tiếp nhận vị trí của người tiền nhiệm Thein Sein từ ngày mai (1/4). Tại lễ tuyên thệ sáng qua ở Thủ đô Naypyidaw, ông Kyaw trong sắc áo đồng phục màu vàng của NLD cam kết “trung thành với nhân dân nước Cộng hòa Liên bang Myanmar”.
Tuy không thể trở thành Tổng thống vì có hai con trai là người nước ngoài theo quy định của Hiến pháp; nhưng bà Aung San Suu Kyi, thủ lĩnh đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) sáng 30/3 đã tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng Ngoại giao, cùng kiêm nhiệm 3 chức bộ trưởng khác (Bộ trưởng Giáo dục, Bộ trưởng Năng lượng và Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống) trong nội các mới của Myanmar.
Tuệ Minh (tổng hợp)

Thế giới 24h: Triều Tiên chi bao nhiêu cho quốc phòng?

Triều Tiên dự kiến dành 15,8% ngân sách nhà nước cho mục đích quốc phòng; Sập cầu vượt đang xây dựng ở Ấn Độ... là các tin nóng trong 24 giờ qua.
Nổi bật
Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap dẫn nguồn truyền thông Triều Tiên hôm 31/3 cho biết, Bình Nhưỡng dự kiến dành 15,8% ngân sách nhà nước cho lĩnh vực quốc phòng trong năm nay.
Triều Tiên sẽ tăng chi tiêu ngân sách trong năm 2016 lên 5,6% so với năm ngoái, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin nhưng không tiết lộ con số cụ thể.
Triều Tiên, ngân sách quốc phòng, chi tiêu ngân sách, sập cầu vượt, Nhả nước Hồi giáo (IS) tự xưng, Nhả nước Hồi giáo (IS) tự xưng, Tổng thống Syria Bashar Assad, bầu cử sớm, Steve Jobs, NATO
Nữ binh sĩ Triều Tiên tham gia một cuộc duyệt binh. (Ảnh: AP)
Tuy nhiên, theo KCNA, chi tiêu cho quốc phòng trong năm nay của Triều Tiên giảm nhẹ so với con số 15,9% được ghi nhận của năm ngoái.
Kế hoạch về việc chi tiêu ngân sách nhà nước đã được thông qua tại phiên họp toàn thể Đoàn chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao Triều Tiên (tức Quốc hội) được tổ chức vào ngày 30/3 vừa qua..
Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) cho biết, dựa trên các phân tích độc lập thì ngân sách năm 2016 của Triều Tiên vào khoảng 7,7 tỷ USD. Theo phân bổ ngân sách của Bình Nhưỡng thì số tiền chi cho quốc phòng là khoảng 1,2 tỷ USD.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, con số này có khả năng còn thấp hơn nhiều so với chi phí thực tế mà Triều Tiên dành cho quốc phòng.
Tin vắn
- Khoảng 20 người đã thiệt mạng và hàng trăm người khác đã bị thương sau khi một chiếc cầu vượt đang trong quá trình xây dựng bị sập ở thành phố Kolkata (Calcutta), Ấn Độ hôm 31/3.
- Hãng thông tấn Reuters đưa tin, 4 cảnh sát đã thiệt mạng và 20 người khác bị thương trong một vụ đánh bom liều chết nhằm vào một chiếc xe buýt cảnh sát tại thành phố Diyarbakir, Thổ Nhĩ Kỳ.
- IS đã cho đăng tải các bức ảnh và biểu tượng trên Internet, kêu gọi những người theo đạo Hồi ở Đức tiến hành các cuộc tấn công giống như ở Brussels (Bỉ), nhằm vào văn phòng Thủ tướng Angela Merkel và sân bay Cologne-Bonn.
- Quốc hội Myanmar hôm 31/3 đã đệ trình dự luật đề xuất thành lập và trao cho bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đảng Liên đoàn Dân chủ Quốc gia (NLD), chức "cố vấn quốc gia", một vai trò tương đương với thủ tướng.
- Ít nhất 10 quả bom phát nổ ở vùng bất ổn miền nam Thái Lan trong hai ngày, làm một người chết, nhiều người bị thương.
- Ngày 31/3, tòa án Hiến pháp Nam Phi ra phán quyết khẳng định đương kim Tổng thống Jacob Zuma phải hoàn lại nhà nước số tiền sửa chữa dinh thự cá nhân.
- CHDCND Triều Tiên vừa tăng cường sự hiện diện quân sự dọc biên giới với Hàn Quốc, thiết lập thêm khoảng 200 trạm theo dõi.
- Tổng thống Syria Bashar al- Assad cho biết, ước tính thiệt hại kinh tế mà cuộc nội chiến kéo dài năm năm ở Syria gây ra là 200 tỉ USD.
- Ngày 31/3, Hàn Quốc đã trao trả hài cốt của 36 binh lính Trung Quốc bị thiệt mạng trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 tại một buổi lễ được tổ chức ở sân bay quốc tế Incheon.
Phát ngôn
Theo hãng thông tấn RIA của Nga, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã khẳng định rằng ông sẵn sàng tổ chức bầu cử tổng thống sớm, nếu người dân Syria mong muốn.
“Điều này phụ thuộc vào quan điểm của người dân Syria. Nếu người dân Syria mong muốn như thế, tôi sẽ không phản đối. Lẽ tự nhiên là phải đáp ứng nguyện vọng của người dân, chứ không phải của một nhóm đối lập nào”, ông Assad nhấn mạnh.
Tin ảnh
Triều Tiên, ngân sách quốc phòng, chi tiêu ngân sách, sập cầu vượt, Nhả nước Hồi giáo (IS) tự xưng, Nhả nước Hồi giáo (IS) tự xưng, Tổng thống Syria Bashar Assad, bầu cử sớm, Steve Jobs, NATO
Hiện trường vụ sập cầu vượt tại thành phố Kolkata, Ấn Độ, hôm 31/3 nhìn từ trên cao. (Ảnh: Reuters)
Sự kiện
Ngày 1/4/1976 – Steve Jobs, Steve Wozniak, và Ronald Wayne thành lập Apple Inc.
Ngày 1/4/2009 – Croatia và Albania gia nhập NATO.
Sầm Hoa

Wednesday, March 30, 2016

Thế giới 24h: Tổng thống Myanmar cam kết hành động vì người dân

Nội các Myanmar có trách nhiệm đáp ứng những nguyện vọng của người dân, soạn ra bản Hiến pháp phù hợp với chế độ dân chủ của nước này.
1. Ngày 30/3, tân Tổng thống Myanmar Htin Kyaw đã tuyên thệ nhậm chức với cam kết thực thi 4 chính sách dựa trên những chính sách của đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) cầm quyền do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo.
the gioi 24h: tong thong myanmar cam ket hanh dong vi nguoi dan hinh 0
Tổng thống Myanmar Htin Kyaw (trái) và bà San Suu Kyi, Chủ tịch NLD cầm quyền trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức hôm 30/3. (Ảnh: EPA)
Trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội Liên bang Myanmar sau khi Nội các mới tuyên thệ nhậm chức trước đó cùng ngày, Tổng thống Htin Kyaw cam kết chính phủ của ông sẽ nỗ lực vì hòa bình trên toàn quốc, hòa giải dân tộc và nâng cao mức sống của người dân, đồng thời bày tỏ sẽ kiên trì thực thi các mục tiêu chính trị.
Tân Tổng thống cũng nhấn mạnh Nội các Myanmar có trách nhiệm đáp ứng những nguyện vọng của người dân để soạn ra một bản hiến pháp phù hợp với chế độ dân chủ của nước này.
Tại buổi lễ tuyên thệ nhậm chức cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Myanmar Mann Win Khaing Than đã công bố quyết định bổ nhiệm bà San Suu Kyi, Chủ tịch NLD cầm quyền, làm Bộ trưởng Ngoại giao; đồng thời kiêm nhiệm 3 chức vụ bộ trưởng khác gồm Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống, Bộ trưởng Giáo dục và Bộ trưởng Điện lực và năng lượng.
2. Ngày 30/3, sân bay Zaventem tại thủ đô Brussels của Bỉ mở cửa trở lại sau 1 tuần xảy ra vụ tấn công khủng bố kinh hoàng. Theo dự kiến, sẽ mất tới vài tháng để khôi phục hoàn toàn hoạt động tại sân bay. Sau loạt vụ tấn công kinh hoàng, chính phủ Bỉ đã thông qua các biện pháp bổ sung chống khủng bố.  
the gioi 24h: tong thong myanmar cam ket hanh dong vi nguoi dan hinh 2
Sân bay Zaventem tại thủ đô Brussels. (Ảnh: Reuters)
Các nhân viên sân bay Zaventem– một trong những địa điểm tại thủ đô Brussels của Bỉ bị tấn công khủng bố hôm 22/3, đã đặt lại các bàn làm thủ tục tạm thời, tăng cường thêm máy quét an ninh và kiểm tra hành lý để mở cửa trở lại một khu vực nhỏ của sân bay từ ngày 30/3.
Bà Florence Muls, người phát ngôn của sân bay Zaventem cho biết: “Với tình trạng hiện tại của sân bay, chúng tôi có thể tiếp nhận khoảng 800 hành khách mỗi giờ. Con số này chỉ bằng 20-25% so với công suất bình thường của sân bay. Hiện tại, hệ thống điều hòa, máy quét của sân bay đều không hoạt động, các cửa sổ bị phá hủy… Chúng tôi sẽ có rất nhiều việc phải làm để khôi phục hoàn toàn hoạt động của sân bay”.
3. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken hôm qua (29/3) cho biết, nếu Triều Tiên tiếp tục thúc đẩy các chương trình phát triển vũ khí của nước này, Mỹ sẽ buộc phải thực hiện các biện pháp phòng vệ mà Trung Quốc không mong muốn.
the gioi 24h: tong thong myanmar cam ket hanh dong vi nguoi dan hinh 4
Một vụ phóng rocket từ bệ phóng đa nòng của Triều Tiên. (Ảnh: AFP)
Phát biểu tại Viện Brookings, ông Blinken cho rằng, Bình Nhưỡng đang tiến gần hơn tới việc sở hữu tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân có thể vươn tới lục địa Mỹ. Phía Mỹ hy vọng Trung Quốc sẽ hợp tác hơn nữa tỏng việc giải quyết các nguy cơ từ Triều Tiên.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Blinken cũng cho biết, nếu Trung Quốc không đưa ra đảm bảo, Mỹ sẽ thực hiện thêm các biện pháp để bảo an ninh quốc gia và cho các đối tác cùng đồng minh.
Ông cho rằng, Mỹ sẵn sàng cung cấp các thông tin kỹ thuật cho Trung Quốc về hệ thống tên lửa mà Washington đang cân nhắc triển khai ở Hàn Quốc để đối phó với mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên, qua đó muốn đảm bảo với Bắc Kinh rằng hệ thống này không ảnh hưởng tới lợi ích chiến lược của quốc gia Đông Bắc Á này.
4. Truyền thông Pakistan hôm 29/3 đưa tin, ít nhất 5 tên khủng bố đã bị tiêu diệt và hơn 600 nghi phạm khủng bố khác bị bắt giữ trong chiến dịch truy lùng đặc biệt của các lực lượng an ninh nước này ở tỉnh Punjab sau vụ đánh bom đẫm máu tại thành phố Lahore hôm 27/3.
the gioi 24h: tong thong myanmar cam ket hanh dong vi nguoi dan hinh 6
Các nhân viên cứu hộ làm việc tại hiện trương vụ đánh bom. (Ảnh: Reuters)
Kênh truyền hình Urdu TV cho biết, 5 tên khủng bố thuộc một nhóm phiến quân đã bị tiêu diệt trong hai cuộc đấu súng riêng rẽ với các lực lượng an ninh trong chiến dịch truy lùng tại Rajanpur và Muzaffargarh ở phía Nam tỉnh Punjap.
Ngoài ra, ít nhất 250 nghi phạm khủng bố đã bị bắt giữ ở Sialkot, 200 nghi phạm khủng bố bị bắt ở Gujranwala và số còn lại bị bắt ở các huyện khác.
5. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 29/3 cho biết dịch Ebola tại Tây Phi không còn được đặt trong tình trạng báo động khẩn cấp toàn cầu. 
the gioi 24h: tong thong myanmar cam ket hanh dong vi nguoi dan hinh 8
WHO tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với dịch Ebola. (Ảnh: New York Times)
Ngoài ra, cơ quan này cũng khẳng định có thể kiểm soát các trường hợp nhiễm Ebola hiện nay ở những quốc gia bị ảnh hưởng.
Phát biểu trước các phóng viên, Tổng giám đốc WHO, bà Margaret Chan cho biết: "Đại dịch Ebola tại Tây Phi không còn được coi là tình trạng khẩn cấp toàn cầu".
Theo bà Magaret Chan, WHO đã chấp nhận các khuyến cáo của Ủy ban chuyên gia độc lập về việc chấm dứt tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Ủy ban này cũng kêu gọi dỡ bỏ những hạn chế đi lại và hạn chế thương mại đang ảnh hưởng tới Guinea, Liberia và Sierra Leon – những nước từng bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch Ebola trong năm ngoái./.
Hùng Cường/VOV.VNTổng hợp

Những hình ảnh đời thường bình dị ở Triều Tiên

Triều Tiên luôn được xem là quốc gia bí ẩn nhất thế giới vì vậy không có nhiều hình ảnh thực chất về cuộc sống của người dân nơi đây. Khi tới thăm Triều Tiên, các du khách sẽ được hướng dẫn những gì có thể được chụp ảnh và những gì không.
Các nhân viên hải quan cũng sẽ kiểm tra kỹ càng điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác bao gồm camera, máy tính bảng và cả thẻ nhớ. Điều này đã khiến phóng viên ảnh của Getty, Xiaolu Chu khi tới du lịch Triều Tiên bằng tàu hỏa đã phải lén chụp cuộc sống hàng ngày của người dân thông qua điện thoại.
Ông Chu cho biết việc sử dụng máy ảnh kỹ thuật số là quá mạo hiểm ở một số làng quê vì những người dân địa phương có thể sẽ báo cáo lại hành động cho cảnh sát. Mặc dù một số bức ảnh đã bị xóa khi tới tay cảnh sát nhưng ông Chu vẫn có thể chia sẻ phần nào về quang cảnh hiếm có trên đất nước Triều Tiên.
Một số hình ảnh về Triều Tiên do ông Chu ghi lại:
Chị cõng em tới trường, ảnh chụp ở Tumangang tháng 8/2015.
Nhân viên hải quan nói chuyện với hành khách ở ga xe lửa Tumangang.
Chuyến tàu từ Tumangang tới Bình Nhưỡng đi mất một ngày nhưng lại bị hoãn do căng thẳng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.
Thật may mắn, ông Chu đã có thêm một ngày đi tìm hiểu xung quanh và chụp ảnh ở ngôi làng này.
Những người dân nơi đây sống trong cảnh nghèo khổ, rất nhiều người lập tức xin tiền khi nhìn thấy du khách.
"Dường như không có người béo ở Triều Tiên, tất cả mọi người dân đều rất gầy", ông Chu nói.
Nhiều tòa nhà ở đây trông rất cũ kỹ và cần phải sửa chữa lại.
Ảnh chân dung hai nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il và Kim Jong Un được treo trang trọng ở nhà ga tàu hỏa.
Đêm đến, chỉ có đèn phát sáng từ hai bức ảnh trên, còn lại các nhà dân đều chìm trong bóng tối.
Nhân viên hải quan đang kiểm tra máy tính của hành khách. Ông Chu cho biết, lực lượng này khá am hiểu máy tính, chỉ trừ máy MacBook.
Khi tàu chuyển bánh, ông Chu có cơ hội để ngắm nhìn khung cảnh và cuộc sống người dân hai bên đường. Trên ảnh là một cậu bé đang bẻ ngô gần đường tàu.
Người dân Triều Tiên chủ yếu sử dụng xe đạp để đi lại.
Không phải ở bãi biển, người dân Triều Tiên lại đổ ra các con sông để tắm thư giãn vào mỗi buổi chiều.
Ở bất kỳ một điểm dừng nào cũng nhìn thấy các cảnh tưởng nghèo khổ. Trong ảnh là một cậu bé ăn xin ở ga Hamhung.
Binh lính Triều Tiên ngồi nghỉ ngay trên đường ray tàu hỏa.
Một nữ quân nhân đang canh gác tại một trạm ga xe lửa.
Toàn cảnh khu vực làng quê ở Triều Tiên.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…

Tuệ Minh (lược dịch)

Tin thế giới 19h: IS đe dọa Châu Âu, Ukraine quay trong vòng xoáy khủng hoảng

Tình hình an ninh Thổ Nhĩ Kỳ bất ổn, thân nhân quan chức Mỹ phải trở về nước; Donald Trump bỏ lỡ cơ hội thắng cử tại một bang lớn của Mỹ; Tổng chưởng lý Ukraine từ chức, khủng hoảng chính trị ở Kiev vẫn tiếp tục...
Trung Đông
*Trước tình trạng an ninh bất ổn tại Thổ Nhĩ Kỳ do hiểm họa khủng bố từ IS cũng như lực lượng vũ trang người Kurd ở phía Đông Nam đất nước, Bộ Tham mưu Mỹ tại Châu Âu đã yêu cầu thân nhân của các quân nhân cũng như viên chức Mỹ trở về nước. Theo đó, các gia đình đang trú tại các thành phố có lãnh sự quán Mỹ cùng các căn cứ không quân nơi Mỹ sử dụng để tiến hành không kích IS sẽ buộc phải rời khỏi đất nước, trong khi đó các quan chức Mỹ chỉ được phép đến Thổ Nhĩ Kỳ trong trường hợp khẩn cấp.
Một binh sĩ Mỹ hoạt động tại một căn cứ không quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Động thái này được đưa ra vài ngày sau khi vụ khủng bố ở Brussels (Bỉ) xảy ra, khiến 38 người thiệt mạng, trong đó có 4 người Mỹ. Hàng chục người khác đã bị thương, trong đó có người thân của một quân nhân Mỹ đang làm nhiệm vụ ở châu Âu. Mỹ cũng đã yêu cầu người dân hạn chế đến Brussels vào thời điểm này.
*Tại Syria, chiến thắng tại thành phố Palmyra mang ý nghĩa chiến lược rất quan trọng. Phía Mỹ đã buộc phải thừa nhận rằng đây là một tín hiệu tích cực, tuy nhiên họ đã không gửi lời chúc mừng cho chính phủ Syria nhân sự kiện này. Trong khi đó, đảng Liên minh Dân chủ người Kurd (PYD) sẽ không tham gia cuộc bầu cử quốc hội diễn ra vào ngày 13/4 tới, điều này có nghĩa là khu vực phía Bắc Syria giáp ranh Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không có bất kỳ hoạt động bầu cử nào. Trong khi đó, Mỹ và Nga chính thức đảm bảo thỏa thuận lệnh ngừng bắn tại Syria từ lúc 0 giờ (giờ địa phương) ngày 28/3.

Mỹ
*Ngày 29/3, người quản lý chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump đã bị bắt với tội danh hành hung phóng viên tại bang Florida. Theo nguồn tin từ phía cảnh sát Mỹ, ông Corey Lewandowski đã có hành vi đe dọa, lăng mạ và dùng vũ lực đối với một nữ phóng viên khi cô này đặt câu hỏi cho ông Donald Trump ngày 8/3.
Ông Donald Trump hiện là ứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng hòa trong cuộc đua tranh cử Tổng thống Mỹ.
Ngay lập tức, ông Trump lên tiếng bảo vệ cấp dưới của mình. “Lewandowski là một người đàn ông tốt, rất có trách nhiệm, tôi nghĩ điều này là không công bằng”, ông nói. Đây là một trong số rất nhiều vụ lùm xùm đã xảy ra trong cuộc tranh cử của ông Trump khi phe ủng hộ và phản đối đã có nhiều cuộc ẩu đả tại một số nơi.
*Trong cuộc đua tại bang Louisiana vừa qua, mặc dù ông Trump giành được nhiều phiếu ủng hộ hơn so với các đối thủ trong đảng,ông lại đành chấp nhận khi có được ít đại biểu bang hơn ông Ted Cruz, người về nhì một cách sít sao tại bang này. Lý do là bởi, sau khi ông Marco Rubio, một ứng cử viên đảng Cộng hòa khác đã rút khỏi cuộc đua, có đến 10 đại biểu của bang này không thuộc về bất kỳ ứng viên nào khác. Trong khi ông Cruz tận dụng thời cơ này để lấy lòng các đại biểu bang còn lại, phía ông Trump lại án binh bất động. Như vậy, ông đã tự đánh mất cơ hội của mình một cách đáng tiếc.
Ukraine
*Tổng chưởng lý Ukraine Viktor Shokin đã chính thức từ chức, sau khi đơn của ông này đã được Quốc hội Ukraine chấp thuận vào ngày 29/3. Sự kiện này một lần nữa cho thấy sự không bền vững của chính phủ liên hiệp của Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk và làm trầm trọng hơn tình trạng khủng hoảng chính trị ở Ukraine thời hậu cách mạng Maidan.
Ông Viktor Shokin đã chính thức từ chức Tổng chưởng lý Ukraine.
Ông Shokin, một đồng minh thân cận của Tổng thống Petro Poroshenko, đã bị cáo buộc không làm tròn trách nhiệm của mình khi không tiến hành các cuộc điều tra hành vi tham nhũng của chính quyền cũ. Thêm vào đó, có người cho rằng ông này cố tình bỏ qua những công tố viên tha hóa biến chất trong nội bộ Văn phòng Tổng chưởng lý Ukraine.
Ngay sau khi tin tức này được công bố, Mỹ yêu cầu Văn phòng Tổng chưởng lý phải tiến hành cải tổ, bởi nhiều người tỏ ra mất lòng tin với khả năng hoạt động của cơ quan này. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland cho biết, Ukraine phải bổ nhiệm một quan chức trong sạch mới để giải quyết vấn đề này.
Châu Âu
*Sau khi hàng loạt vụ khủng bố nghiêm trọng đã xảy ra tại thủ đô Brussels (Bỉ), IS đã phát tán tin nhắn tuyên truyền tới các cộng đồng người theo đạo Hồi tại một quận trong thủ đô này. Theo đó, nội dung của các đoạn tin nhắn này đều hướng đến những người trẻ tuổi, và hiện chính quyền Bỉ có thể sẽ tiến hành điều tra những người nhận được tin nhắn này.
Trong khi đó, tình hinh an ninh ở Brussels trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Nhiều người đã kêu gọi truy quét các phần tử khả nghi trong cộng đồng người Hồi giáo, đồng thời có người đã yêu cầu không cho phép người đạo Hồi nhập cảnh vào Bỉ.

Anh Tuấn (tổng hợp)