Wednesday, September 14, 2016

Thế giới 24h: Philippines lạnh nhạt với Mỹ, xích lại gần Nga-Trung

1. Tuyên bố trên được ông Duterte đưa ra chỉ một ngày sau khi ông nói rằng muốn các lực lượng Mỹ rút khỏi miền Nam Philippines. Những động thái liên tiếp này đang khiến dư luận đặt câu hỏi về sự rạn nứt trong quan hệ giữa hai đồng minh lâu năm.
the gioi 24h: philippines lanh nhat voi my, xich lai gan nga-trung hinh 0
Tổng thống Philippines Duterte (trái) và người đồng cấp Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters
Trong bài phát biểu tại một sự kiện của không quân Philippines, ông Duterte tuyên bố nước này sẽ không tham gia tuần tra chung với Mỹ hay bất cứ quốc gia nào khác tại các vùng biển trên Biển Đông, nhằm tránh rắc rối với nước thứ ba.
Ông Duterte cũng cho biết, Philippines sẽ không cắt đứt quan hệ với các nước đồng minh, nhưng sẽ không còn là một nước nhỏ bị lấn án bởi một nước lớn khác mà sẽ theo đuổi con đường riêng của mình.
“Chúng tôi sẽ không cắt đứt mối quan hệ mang lại nhiều lợi ích với những nước đồng minh. Chúng tôi sẽ không tham gia các cuộc tuần tra chung trên biển. Tôi sẽ không cho phép điều đó xảy ra vì không muốn Philippines rơi vào tình thế thù địch với nước thứ ba”, ông Duterte nhấn mạnh.
2.  Mỹ và Israel ngày 13/9 tuyên bố tiến đến thỏa thuận cuối cùng về gói viện trợ quân sự mới trị giá kỷ lục 38 tỷ USD.
Gói viện trợ quân sự lớn chưa từng có này không chỉ thể hiện cam kết lớn nhất của Mỹ đối với một trong những đồng minh thân cận nhất tại Trung Đông, mà còn mang cả những mục tiêu chính trị trong nước của cả hai quốc gia.
the gioi 24h: philippines lanh nhat voi my, xich lai gan nga-trung hinh 2
Hệ thống phòng thủ tên lửa Mái vòm mà Mỹ hỗ trợ Israel thiết lập. Ảnh: AP
Thỏa thuận kéo dài trong 10 năm, cho phép Israel mỗi năm được hưởng khoản hỗ trợ quân sự trị giá 3,8 tỷ USD từ Mỹ, cao hơn mức 3,1 tỷ USD/năm trong thỏa thuận hiện tại giữa hai nước nhưng thấp hơn so với mức 4,5 tỷ USD/năm mà Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đưa ra trước đó. Thỏa thuận này cũng lần đầu tiên cung cấp khoản tài chính dành cho việc hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel.   
Thỏa thuận đạt được sau gần 10 tháng đàm phán với nhiều bất đồng nổi lên giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Netanyahu về thỏa thuận hạt nhân Iran cũng như tiến trình hòa bình Trung Đông. Mỹ từng cảnh báo Israel rằng, chính sách của Thủ tướng Netanyahu cùng với tình hình bạo lực Palestine đang đe dọa triển vọng cho thỏa thuận hòa bình.
3. Ứng cử viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton sẽ trở lại chiến dịch tranh cử vào thứ Năm tới (15/9) sau 3 ngày điều trị bệnh viêm phổi.
the gioi 24h: philippines lanh nhat voi my, xich lai gan nga-trung hinh 4
Sức khỏe của bà Hillary Clinton đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của cử tri đảng Dân chủ. Ảnh: AP
Theo NPR, ê kíp tham gia chiến dịch tranh cử của bà Hillary gửi lời cảm ơn tới các phóng viên và khẳng định hiện bà Clinton đang bình phục ở nhà bà tại Chappaqua, New York. "Bà dành cả ngày để rà soát công việc, nắm thêm thông tin, trao đổi qua điện thoại cũng như xem Tổng thống Obama phát biểu tại Philadelphia trên truyền hình hôm qua 13/9. Ngày mai 15/9, bà sẽ trở lại chiến dịch của mình và sẽ có thêm nhiều thông tin cho các bạn”.
Bà Clinton đã phải nghỉ ngơi sau nhiều triệu chứng bất lợi về sức khỏe từ hôm chủ nhật, sau khi bà tham dự lễ tưởng niệm ngày 11/9. Bà đã được dìu ra xe trong tình trạng mệt mỏi, không thể đứng vững.
Một đoạn video được công bố trên mạng xã hội khiến dư luận nghi ngờ về khả năng tiếp tục chiến dịch tranh cử Tổng thống của bà Clinton. Bà yếu đến mức các nhân viên phải gọi tới xe của Mật vụ đưa bà ra khỏi đám đông trong lễ tưởng niệm Ngày 11/9. Sau đó bà được đưa tới nhà con gái Chelsea và ở đó trong vòng 90 phút.
Những bức ảnh được chụp lúc bà Clinton ra khỏi nhà con gái cho thấy, sức khỏe của bà đã hồi phục. Nhiều giờ sau đó, ê kíp của bà mới thông báo bác sĩ chẩn đoán bà bị viêm phổi từ hôm thứ Sáu ngày 8/9. Sự thông báo chậm trễ này khiến dư luận cho rằng bà muốn che giấu tình hình sức khỏe.

the gioi 24h: philippines lanh nhat voi my, xich lai gan nga-trung hinh 5

Ông Obama ra tay “cứu” bà Clinton trước tin đồn

VOV.VN -Ngày 13/9, Tổng thống Obama đã tham gia một sự kiện ngoài trời ủng hộ ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton tại Philadelphia.

4. Wall Street Journal ngày 13/9 đưa tin, Israel đã tiến hành không kích các vị trí của pháo binh Syria ở khu vực Cao nguyên Golan. Động thái này được phía Israel mô tả là để đáp trả các vụ đạn lạc từ phía Syria rơi trúng khu vực do Israel kiểm soát trên Cao nguyên Golan.
the gioi 24h: philippines lanh nhat voi my, xich lai gan nga-trung hinh 6
Xe tăng Israel tập trận tại Cao nguyên Golan. Ảnh: Reuters
Israel đồng thời lên tiếng bác bỏ tuyên bố trước đó của quân đội Syria cho rằng đãbắn hạ một máy bay chiến đấu và một máy bay không người lái của Israel ở khu vực tỉnh Quneitra, gần Cao nguyên Golan.
Tuyên bố của quân đội Israel cho biết, sáng sớm 13/9, hai tên lửa đất đối không của quân đội Syria nhằm vào máy bay của Israel nhưng không đánh trúng mục tiêu.
"Sẽ không có chuyện an toàn của các máy bay quân sự của Israel bị ảnh hưởng", quân đội Israel nêu rõ.
Trước đó, hãng thông tấn SANA của Syria đưa tin vào lúc 1h sáng 13/9 (theo giờ địa phương), máy bay chiến đấu của Israel đã tấn công một vị trí của quân đội Syria ở vùng nông thôn Quneitra. Sau đó, chiếc máy bay này và một máy bay không người lái khác của Israel đã bị bắn hạ.

the gioi 24h: philippines lanh nhat voi my, xich lai gan nga-trung hinh 7

Tình hình Syria cải thiện đáng kể sau lệnh ngừng bắn

VOV.VN - Bạo lực tại Syria đã giảm đáng kể trong vòng 24 giờ qua kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn Nga-Mỹ dàn xếp chính thức có hiệu lực.

5. Bloomberg ngày 14/9 đưa tin, gió giật mạnh kỷ lục và mưa lớn đã làm gián đoạn giao thông ở Đài Loan (Trung Quốc) khi siêu bão Meranti chuẩn bị quét qua đảo Đài Loan trước khi đổ bộ vào Trung Quốc đại lục.
Theo cơ quan dự báo thời tiết địa phương, đến 9h sáng nay (theo giờ địa phương), sức gió gần tâm bão Meranti đang là 268 km/h. Bão Meranti tiếp tục di chuyển về phía Tây Bắc với vận tốc 17,7km/h.
the gioi 24h: philippines lanh nhat voi my, xich lai gan nga-trung hinh 8
Hình ảnh vệ tinh hướng di chuyển của siêu bão Meranti. Ảnh: AP
Bão Meranti xuất hiện từ hôm 12/9, nhanh chóng phát triển thành siêu bão cấp 5 (cấp cao nhất trong bậc thang khí tượng quốc tế) chỉ trong 24 giờ, với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão lên đến gần 300 km/h, giật 360 km/h.
Meranti là cơn bão mạnh nhất kể từ khi siêu bão Haiyan tàn phá Philippines, khiến 7.000 người chết vào năm 2013 và là cơn bão mạnh nhất kể từ năm 1959 cho đến nay đổ bộ Đài Loan.
Theo tờ nhật báo Apple Daily, tốc độ gió đo được trước khi bão đổ bộ đã lên tới 188km/h – tốc độ gió mạnh nhất kể từ khi thiết lập cơ sở dữ liệu thời tiết ở Đài Loan năm 1896.
Siêu bão Meranti quét qua Đài Loan ngay trước kỳ nghỉ đón Tết Trung thu kéo dài bốn ngày tại vùng lãnh thổ này. Để phòng tránh hậu quả do bão gây ra, hầu hết các chuyến bay đến và đi thành phố cảng Kaohsiung đã bị hủy bỏ./.
Trần Khánh/VOV.VN

Campuchia điều xe quân sự bao vây trụ sở đảng đối lập

Hàng chục xe tải chứa lính vũ trang Campuchia bao vây trụ sở đảng Cứu nguy Dân tộc (CNRP), sau khi phe đối lập lên kế hoạch tổ chức biểu tình.


campuchia-dieu-xe-quan-su-bao-vay-tru-so-dang-doi-lap
Xe tải quân sự chở lính vũ trang di chuyển gần trụ sở CNRP đêm 12/9. Ảnh:Cambodia Daily
Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm 12/9 đăng một lời đe dọa cứng rắn trên Facebook, kêu gọi loại bỏ những lực lượng "phá hủy trật tự xã hội", sau khi phe đối lập thông báo kế hoạch tổ chức biểu tình, theo Cambodia Daily.
"Tôi ra lệnh cho tất cả lực lượng có thẩm quyền sẵn sàng loại bỏ tất cả hoạt động bất hợp pháp, để bảo vệ hạnh phúc của nhân dân với bất cứ giá nào", ông Hun Sen viết.
Hai giờ sau, khoảng 30, 40 xe tải quân sự, bao gồm cả xe thuộc đơn vị cảnh vệ của Thủ tướng Hun Sen, bắt đầu lái xe chậm qua trụ sở chính của phe đối lập trên Quốc lộ 2 ở Phnom Penh, trong khi xuồng cao tốc có gắn súng máy đi qua mặt sau của tòa nhà trên sông Tonle Bassac, các nhân chứng cho biết.
"Các xe tải chở lính vũ trang bịt mặt đến vào khoảng 22h20. Khoảng 1h30, họ đậu ở phía trước trụ sở CNRP hơn nửa giờ", Suong Neakpoan, 26 tuổi, thành viên một nhóm sinh viên liên quan đến CNRP, cho biết.
"Họ chiếu đèn LED vào trụ sở CNRP và cảnh báo người dân không chụp ảnh", Neakpoan nói thêm.
Các binh sĩ không cố gắng bắt giữ phó lãnh đạo đối lập Kem Sokha, người đã ẩn mình trong trụ sở từ cuối tháng 5. Ông này tuần trước bị kết án 5 tháng tù vì từ chối xuất hiện tại tòa, trong một vụ kiện lên quan đến mại dâm.
Xe tải rời đi vào khoảng 2h, trong khi xuồng cao tốc rời đi lúc mặt trời mọc, Neakpoan nói.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Campuchia Chhum Sucheat cho biết lực lượng được điều đến trụ sở CNRP theo lệnh trực tiếp của ông Hun Sen.
"Mục đích của chúng tôi là dẹp bỏ bất kỳ cuộc biểu tình bất hợp pháp của CNRP, để bảo vệ sự an toàn cho người dân và ổn định xã hội, vì hành vi tuyên bố kế hoạch tổ chức biểu tình của CNRP là bất hợp pháp", tướng Sucheat nói.
Phương Vu~ VNExpress

Tuesday, September 13, 2016

Bị bao vây tứ phía, vì sao Triều Tiên vẫn ung dung thử hạt nhân?

Triều Tiên nhiều lần khẳng định sẽ không từ bỏ chương trình hạt nhân. Đây không phải là lời đe dọa bởi các chuyên gia bên ngoài cũng khẳng định, không có dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng sẽ từ bỏ. Tại sao Triều Tiên có thể bất chấp các lệnh trừng phạt?
Sau khi Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân lần thứ 5, Đảng Cộng hòa Mỹ thúc giục Mỹ trừng phạt Bình Nhưỡng và cả đồng minh của nước này là Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Barack Obama thề sẽ có những "bước đi quan trọng bổ sung, bao gồm cả các biện pháp trừng phạt mới, để chứng minh với Triều Tiên rằng hành động trái pháp luật của Triều Tiên sẽ phải gánh chịu hậu quả”.
Tuy nhiên, cho đến nay, những biện pháp trừng phạt chẳng thể ngăn cản được Triều Tiên. Thậm chí hôm 11/9, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA còn trích lời người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này cho biết: “Nhóm các quan chức của ông Obama liên tục đề cập đến các lệnh trừng phạt vô nghĩa, điều đó thật nực cười khi chính sách “kiên nhẫn chiến lược” của họ đã hoàn toàn thất bại”.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cùng các quan chức cấp cao đang quan sát một cuộc tập trận.
Hồi tháng Một, trước những thất bại trong việc kiềm chế Bình Nhưỡng, Ban chuyên gia về Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã đưa ra một báo cáo trong đó nhấn mạnh về tính hiệu quả của các lệnh trừng phạt từ Liên Hợp Quốc, nêu chi tiết về cách thức Bình Nhưỡng đang thực hiện để thoát khỏi lệnh trừng phạt. Tuy vậy, cho đến nay, Liên Hợp Quốc cũng chưa biết làm cách nào để khiến Triều Tiên phải lo sợ.
Bill Newcomb, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ và cựu thành viên của Ban chuyên gia về Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho biết: "Về mặt tài chính, họ đã áp dụng một số kỹ thuật. Những kĩ thuật này tương tự như kĩ thuật mà các tội phạm ma túy sử dụng để “rửa” các lợi nhuận, nhưng Triều Tiên có lợi thế hơn bởi đây vẫn là một quốc gia và có thể sử dụng các đại sứ quán của mình ở nước ngoài và các nhà ngoại giao”.

Sau một chuỗi các vụ thử tên lửa của Triều Tiên hồi đầu năm nay, Hàn Quốc đã đồng ý để Mỹ lắp đặt một hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến tại một khu vực cách thủ đô Seoul khoảng 135 dặm về phía đông nam. Động thái này khiến Trung Quốc, đồng minh thân cận nhất, đối tác thương mại lớn nhất nhất của Triều Tiên, không vui.
Dù vậy, trước đó, nhiều chuyên gia cũng khẳng định rằng họ không tin Trung Quốc sẽ thực hiện lời hứa cùng với Mỹ và Liên Hợp Quốc áp đặt nghiêm chỉnh các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên.
Một trong những biện pháp trừng phạt chính là hạn chế việc xuất khẩu than và các khoáng sản khác của Triều Tiên. Mặc dù có bằng chứng cho thấy các công ty khai thác khoáng sản nhà nước của Triều Tiên đã đổ tiền cho chương trình hạt nhân của nước này, nhưng các lô hàng than vẫn được miễn trừng phạt nhờ những nguyên tắc nhằm làm giảm ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt đối với thường dân.
Triều Tiên hô hào phát triển năng lực hạt nhân bất chấp sự phản đối của Mỹ và Liên Hợp Quốc.
Ông Curtis Melvin, một nhà nghiên cứu tại Viện Mỹ - Hàn Quốc thuộc Đại học Johns Hopkins, Mỹ nhận định: "Các biện pháp trừng phạt phải nhắm mục tiêu vào các hoạt động quân sự và bất hợp pháp, không phân biệt các hoạt động dân sự. Việc các biện pháp trừng phạt đang được thiết kế để không làm tổn thương thường dân đã hạn chế nhiều hàng động có thể bị trừng phạt”.
Nhiều chuyên gia cho rằng, các ngân hàng Trung Quốc cũng đang “góp” phần đáng kể vào những thất bại trong việc ngăn chặn Bình Nhưỡng. Ngoài các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc, Mỹ đã áp đặt hàng loạt những hạn chế thương mại đối với Triều Tiên. Nếu các ngân hàng hay các tổ chức tài chính bị bắt gặp giao dịch với những tổ chức Triều Tiên nằm trong danh sách đen, họ sẽ bị Bộ Tài chính Mỹ không cho tiếp cận hệ thống đồng USD. Nếu bị như vậy họ sẽ không thể làm ăn kinh doanh ở nước ngoài.
Tuy nhiên, một số ngân hàng Trung Quốc không quan tâm đến việc tiếp cận hệ thống đồng USD. Hơn nữa, với những người Triều Tiên đang mòn mỏi tìm chỗ cất giấu tiền thì họ sẵn sàng trả phí khi gửi tiền.
Ông Marcus Noland, thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson, trụ sở ở Washington nói: "Có một số tổ chức tài chính, các công ty thương mại nhỏ của Trung Quốc không có các hoạt động kinh doanh tại Mỹ và khi Triều Tiên bị cô lập, họ sẽ làm ăn phát đạt”.
Thậm chí ngay cả khi Bắc Kinh quyết định trừng phạt Triều Tiên thì Triều Tiên vẫn có thể tìm ra cách nhập khẩu các mặt hàng. Báo cáo của Ban chuyên gia về Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc đã đưa ra một số ví dụ về cách Bình Nhưỡng sử dụng các tàu có gắn cờ nước ngoài để “né” lệnh trừng phạt.
Thật khó tin, Bình Nhưỡng thậm chí còn có thể nhập được cả xe limousine Mercedes-Benz bọc thép từ một công ty Mỹ ở New Jersey và tham gia diễu hành quân sự ở thủ đô Bình Nhưỡng hồi tháng 10/2015. Nhiều người cho rằng, chúng được chuyển qua một công ty vận tải đường biển của Triều Tiên, mang danh công ty Trung Quốc.
Ông Newcomb, cựu thành viên của Ban chuyên gia, lưu ý rằng việc tuân thủ các biện pháp trừng phạt thường bị bỏ qua hay ít thực hiện ở các cơ quan hải quan có chức năng hoạt động kém trên thế giới.
Ông nói thêm: "Triều Tiên đang sử dụng cùng những hệ thống mà các công ty khổng lồ đang sử dụng để giấu tiền của họ ở nước ngoài”.
Ông nhận xét: "Những cơ quan hải quan này không có đủ nhân viên kiểm tra hàng hóa và chấp nhận cho cả những thứ như bộ phận tên lửa đi qua. Họ cũng không thể biết được một lô hàng kim loại có phải là hàng hóa quân sự hay không”.
Newcomb cho hay, Triều Tiên có xu hướng tìm kiếm những nước có hệ thống tài chính hoặc những nơi có quy định lỏng lẻo, tình trạng hối lộ tràn lan. Ông nói: "Bất cứ nơi nào có thể hoạt động hoặc có ít sự giám sát, họ sẽ tìm đến”.
Chính vì những lý do trên mà Mỹ gần như đang bất lực trong khi Triều Tiên vẫn tuyên bố có quyền phòng vệ và thề sẽ tăng cường sức mạnh hạt nhân cả về số lượng và chất lượng.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…
PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Putin gửi thông điệp ‘ớn lạnh’ cho Kim Jong Un

Sau khi Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có phản ứng dữ dội, cảnh báo về ‘các hậu quả tiêu cực’ cho Bình Nhưỡng.
Hạt nhân Triều Tiên, vũ khí hạt nhân Triều Tiên, Kim Jong Un, Vladimir Putin, Bình Nhưỡng, Triều Tiên, bom hạt nhân, thử hạt nhân, phi hạt nhân hóa
Người dân Hàn Quốc xem bản tin về vụ thử hạt nhân tại Triều Tiên hôm 9/9.
Hôm 9/9, Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân được cho là lớn nhất từ trước tới nay, gây nên trận động đất nhân tạo có cường độ 5,3 độ richter.
Truyền thông Triều Tiên xác nhận họ đã tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân, và tiết lộ việc sở hữu tên lửa đạn đạo chiến lược sẵn sàng sử dụng.
Sự việc này đã dấy lên nhiều phản ứng giận dữ của các nước lớn, trong đó có Trung Quốc và Mỹ, Pháp.
Đưa ra bình luận muộn hơn so với các nguyên thủ khác, song thông điệp của ông Putin đối với Bình Nhưỡng được cho là rất cứng rắn.
“Hành động cho thấy sự coi thường đối với luật pháp quốc tế và dư luận quốc tế đáng bị lên án ở mức độ mạnh mẽ nhất.
Các hành động của Triều Tiên, nhằm làm xói mòn chế độ phi hạt nhân hóa toàn cầu, gây nên mối đe dọa nghiêm trọng cho hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên và khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Điều này sẽ khiến chính bản thân Triều Tiên gánh chịu các hậu quả tiêu cực trước tiên.
Chúng tôi kiên trì cho rằng phía Triều Tiên chấm dứt các cuộc phiêu lưu nguy hiểm và liều lĩnh của họ, tuân thủ mọi chỉ thị của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, từ bỏ hoàn toàn các chương trình tên lửa và hạt nhân của họ, và quay trở về chế độ phi hạt nhân hóa” – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga dẫn phát biểu chính thức của Nga về việc này.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố rằng Triều Tiên sẽ phải gánh chịu ‘hậu quả nghiêm trọng’ vì đã ‘vi phạm trắng trợn’ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an, cấm mọi vũ khí hạt nhân tại quốc gia này.
“Hoa Kỳ không và sẽ không bao giờ chấp nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân” – ông Obama nói.
BBC dẫn lời tuyên bố của Triều Tiên về vụ thử hạt nhân được loan tin là ‘thành công’, trong đó có nói rằng Bình Nhưỡng có thể ‘sản xuất bao nhiêu chủng loại đầu đạn hạt nhân nhỏ hơn, nhẹ hơn và đa dạng hơn một cách tùy ý, có sức công phá mạnh hơn, với việc nắm vững công nghệ sản xuất và nhiều loại nguyên liệu khác nhau’.
Bản tin của Đài truyền hình Trung ương Triều Tiên phát đi hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong Un cười rạng rỡ sau vụ thử nghiệm hạt nhân. Trong khi đó, hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên đưa tin nói rằng Bình Nhưỡng đã có thể lắp đặt đầu đạn hạt nhân ‘theo tiêu chuẩn’ vào ‘tên lửa đạn đạo chiến lược’.
Lê Thu