Thursday, February 4, 2016

Hốt hoảng những ký ức kinh hoàng các nẻo đường về quê ănTết


Chỉ còn 2 ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán, người dân bắt đầu đổ xô ra các tầu xe, bến bãi để về quê ăn Tết. Nhưng trong kí ức của nhiều người, về quê ăn Tết là một khoảnh khắc kinh hoàng.

Tại Hà Nội, các bến xe liên tỉnh như Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm,... càng về cận Tết như hiện nay, càng có đông lượng khách về quê ăn Tết.
Theo anh Đô Hoàng Đức, lái xe khách Hà Nội - Thanh Hóa cho biết: "Lượng khách bắt đầu kéo về ồ ạt vào ngày 22 âm lịch, tức là trước ngày ông Công, ông Táo một ngày. Và tăng dần lên những ngay sau. Thời điểm hiện tại thì xe nào xe nấy luôn chật kín người".
   Hốt hoảng những ký ức kinh hoàng các nẻo đường về quê ănTết - Ảnh 1
Các hãng xe đều tăng cường thêm xe.
Lượng khách vào những ngày này đa phần là học sinh, sinh viên của các trường Đại học, Cao đẳng được nghỉ lễ sớm. Còn bộ phận công nhân, viên chức, những người đang làm công ăn lương tại các thành phố lớn thì từ hôm qua đến hôm nay (ngày 27, 28 Tết) mới rục rịch về nhà.
Theo ghi nhận, những ngày này các hẵng xe lớn đang tăng cường thêm xe để phục vụ nhu cầu của người dân và chưa có hiện tượng tăng giá, nhồi nhét khách, hoặc thả khách không đúng bến bãi,... Tuy nhiên, vẫn có một số nhà xe nhỏ lẻ, xe dù vẫn còn hiện tượng trên để kiếm lời.
Cũng theo anh Đức lí giải: "Do năm nay giá xăng giảm nhiều nên các hãng xe vẫn giữ bình ổn giá. Tăng cường thêm xe để phục vụ cho người dân tốt hơn".
   Hốt hoảng những ký ức kinh hoàng các nẻo đường về quê ănTết - Ảnh 2
Tại ga Hà Nội, tình trạng xếp hàng mua vé những ngày gần Tết ngày nào cũng đông.
Còn tại ga Hà Nội những ngày này, lượng khách vẫn đang tăng lên từng ngày. Theo ghi nhận của phóng viên, mỗi ngày ga Hà Nội phải tiếp đón cả ngàn lượt khách đứng xếp hàng kéo dài tại sảnh lớn.
Với nhiều người dân, thì lựa chọn di chuyển bằng đường sắt an toàn hơn xe khách. Chị Lan (quê Hải Phòng) cho rằng, đi tầu tuy thi thoảng vẫn có tình trạng người đứng, kẻ ngồi vì đông khách nhưng dù sao vẫn an toàn hơn đi xe khách.
"Xe khách mùa này vì lợi nhuận lên tăng tốc, chạy ẩu lắm, với lại nhiều người bị say xe nên cũng sợ", chị này cho biết thêm.
Theo đại diện của Ga Hà Nội, những ngày này lượng khách tăng lên gấp 3, 4 lần so với ngày bình thường. Tuy nhiên, công ty đường sắt luôn tăng cường thêm các toa tàu hoặc tăng chuyến để phục vụ khách hàng.
Kí ức kinh hoàng trên từng nẻo đường về quê ăn Tết
Vẫn có rất nhiều người chỉ cần nhắc đến về quê vào những ngày cận Tết là cảm thấy sợ hãi, hốt hoảng.
Chị Nguyễn Liên (quê Nghệ An) cũng là một trong những người như thế. Chị này cho hay "Mỗi năm mà chồng mình nhắc đến 2 từ về quê là thấy sợ. Hai vợ chồng cùng quê nhưng khác huyện, nhà anh thì lại chỉ có mình anh là con trai nên không về không được".
Chị Liên kể đã có rất nhiều trận cãi vã xảy ra khi chị nằng nặc đòi ở lì trên thành phố, đợi qua Tết rồi về thắp hương cho ông bà cũng được.
   Hốt hoảng những ký ức kinh hoàng các nẻo đường về quê ănTết - Ảnh 3
Mỗi người chọn 1 cách di chuyển khác nhau.
Chị Liên thuật lại: "Chỉ cần nhớ lại cảnh đi xe, chen chúc nhau toàn mùi người với người là mình thấy buồn nôn, chóng mặt. Nhưng không chỉ một lần, mà những 2 lần cả đi, lẫn về đều cảm thấy kinh hãi.
Nhớ lại năm ngoái, đi xe khách về có bà mang cả gà lên xe. Mùi gà hôi, nó lại còn phóng uế bừa bãi rất mất vệ sinh, nó làm mình cảm thấy cực kì tồi tệ".
Còn hoàn cảnh của chị Hồng (quê Thạch Thành, Thanh Hóa) thì bi thảm hơn: "Lúc hai vợ chồng ra bến xe, lão lơ xe mồm xoen xoét là về đến tận xã mình nhưng khi đi được nửa đường mới biết là bị lừa. Xe lão đi hướng quốc lộ 1 về Thành phố Thanh Hóa, ngược hẳn đường về Thạch Thành.
Chỉ khi đến bến xe của tỉnh, nhà mình mới ngớ người ra là đi sai xe. Có đem thắc mắc ra hỏi thằng lái xe thì nó chối bay, chối biến. Thế là mình có một kinh nghiệm nhớ đời khi bơ vơ ở xứ khác".
   Hốt hoảng những ký ức kinh hoàng các nẻo đường về quê ănTết - Ảnh 4
Nhưng ai cũng thấy mệt mỏi những ngày này.
Rất nhiều người sợ cảnh chen chúc, đông đúc, lừa lọc của các lơ xe nên luôn muốn tìm cách ở lì thành phố, chỉ khi nào qua Tết mới chịu về. Chị Liên khẳng định: "Mình sẽ đợi mùng 2 Tết về là vừa".
Tuy nhiên, với những trường hợp bắt buộc về quê nhưng sợ cảnh xe khách thì chọn bằng những phương tiện di chuyển khác nhưng cũng không mấy khả quan.
Nhiều người chọn máy bay để di chuyển nhưng, vào những ngày này đã không còn vé để mua. Hoặc nếu không phải mua vé với giá rất đắt.
Anh Nguyễn Xuân Mình (quê Đà Nẵng) nhưng công tác tại Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm đi săn vé máy bay của mình: "Vì mình xác định là công tác đến cận Tết nên trước đó vài tháng mình đã lên mạng đặt lịch bay. Vì mình biết, càng để lâu cơ hội có vé càng thấp".
   Hốt hoảng những ký ức kinh hoàng các nẻo đường về quê ănTết - Ảnh 5
Họ có những trải nghiệm kinh hoàng.
Còn với những người dân ở những tỉnh gần, lộ trình ngắn họ chọn cách tự túc di chuyển bằng xe máy cho tiện nhưng cũng không khá khẩm hơn vì... tắc đường.
Tại các con đường ở cửa ngõ Thủ Đô, vào những ngày này đang oằn mình để nhận lấy hàng ngàn lượt xe di chuyển theo hướng từ nội thành đi các tỉnh lân cận.
Những con đường nổi tiếng về độ tắc đường kinh hoàng vào những ngày này là nút giao thông quốc lộ 1A, đi các tỉnh phía nam đoạn đi qua Thanh Trì - Ngũ Hiệp, nút giao thông cầu Chương Dương, Cầu Thăng Long đi các tỉnh Đông, Đông Bắc,...ngày bình thường đã tắc, chứ chẳng đợi đến Tết.
Nhiều phương tiện phải "chôn chân" tại những điểm nóng tắc đường nhiều giờ liền. Khiến đường về quê của người dân 'bế tắc không lối thoát'.
   Hốt hoảng những ký ức kinh hoàng các nẻo đường về quê ănTết - Ảnh 6
Cho dù di chuyển như thế nào cũng đau đầu.
Bạn Mạnh Linh cho biết: "Năm ngoái về quê ở Phủ Lý, đoạn đường chỉ có 60 km mà mất tới 4 tiếng mới về được đến nhà vì tắc đường". Bạn trẻ này thở dài: "Năm nay chẳng biết nên đi gì về nữa".
Tiểu Lâm

No comments: