1. Tháng 12/1998, đất nước Campuchia rúng động vì thông tin công ty Formosa Plastics của Đài Loan (Trung Quốc) chuyển lô hàng chất thải độc hại sang nước này. Vụ việc khi ấy đã gây ra tình trạng bạo loạn và một cuộc khủng hoảng di cư chạy trốn khỏi khu vực cảng Sihanoukville - nơi chất thải được đổ xuống.
Binh sĩ Cambodia mặc áo bảo hộ chuyển hàng tấn chất thải độc hại ra khỏi khu vực cảng Sihanoukville. Ảnh BBC |
Theo Phnom Penh Post, quá trình điều tra cho thấy khối chất thải mà Formosa bỏ ở Sihanoukville có nồng độ thủy ngân vượt quá mức giới hạn an toàn đến 20.000 lần. Ngoài ra, các chỉ số về dioxin và chất polychlorinated biphenyls (PCB) cũng đều ở mức nguy hiểm.
Tình hình cấp bách nhưng công ty này vẫn không chấp nhận thực tế mà trì hoãn bằng việc tự cử đoàn đến cảng Sihanoukville lấy thêm mẫu xét nghiệm. Và phải đến 4 tháng sau, lô chất thải độc hại có chứa hàm lượng thủy ngân cao mới được Formosa đưa ra khỏi lãnh thổ Campuchia.
Vụ việc Formosa Plastics gây ra ở Campuchia được cho là đã trực tiếp hoặc gián tiếp cướp đi sinh mạng của 6 người. Vụ việc “tày trời” vỡ lở sau cái chết của một người công nhân bến tàu nơi Formosa đổ chất thải, với những triệu chứng nhiễm độc thủy ngân.
Tháng 4/1999, toàn bộ lô chất thải độc hại đã về đến Đài Loan sau rất nhiều trở ngại. Tiết lộ của BBC cho biết, trong số hơn 4.000 tấn chất thải có khoảng 3.000 tấn chứa chất độc ban đầu dự kiến được đưa thẳng từ Campuchia đến Westmoreland, California, Mỹ để xử lý.
Tuy nhiên, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đã quyết định hủy bỏ kế hoạch nhập khẩu lô chất thải này sau khi biết rằng, độc tính của lô hàng có thể vượt quá tiêu chuẩn an toàn của Mỹ.
2. Ngày 25/4, ông John Ridsdel, 68 tuổi, một cựu giám đốc điều hành khai thác mỏ người Canada, đã bị các tay súng chiến binh Hồi giáo Abu Sayyaf chặt đầu sau khi thời hạn đòi tiền chuộc kết thúc.
Trong đoạn video tung ra ngày 15/4, các phiến quân mặc đồ đen, bịt mặt đã kề hung khí vào cổ tất cả 4 con tin. Các con tin khẩn thiết kêu gọi Chính phủ Canada, Philippines và người thân đáp ứng yêu cầu của những kẻ bắt cóc.
Con tin John Ridsdel cầu cứu và cho biết, nếu không được chuộc với 300 triệu peso (khoảng 6.200.000 USD) trước 15h ngày 25/4, họ sẽ bị hành quyết.
Ngay sau vụ việc, Thủ tướng Canada, Justin Trudeau lên án hành vi của những kẻ bắt cóc và gọi đây là một hành động giết người máu lạnh: "Canada lên án sự tàn bạo của những kẻ bắt cóc. Đây là một hành động giết người máu lạnh . Chính phủ Canada cam kết hợp tác với chính phủ Philippinesvà các đối tác quốc tế để truy cứu trách nhiệm đối với những hành vi ghê tởm này".
Hiện còn 3 con tin khác là Robert Hall- quốc tịch Canada, cùng một người Na Uy và một phụ nữ Philippines, bị các tay súng Abu Sayyaf bắt cóc ngày 21/9/2015 tại một khu nghỉ dưỡng trên đảo Samal.
Canada lên án vụ phiến quân Hồi giáo Abu Sayyaf sát hại con tin
VOV.VN - Bất chấp nỗ lực giải cứu của Chính phủ Philippines, nhóm phiến quân Abu Sayyaf ngày 25/4 đã sát hại một con tin người Canada sau 6 tháng bắt cóc.
3. Trung Quốc ngày 25/4 kêu gọi các bên tránh để căng thẳng leo thang sau khiTriều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo chiến lược từ tàu ngầm ngày 23/4.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cho rằng, Hội đồng Bảo an đã đưa ra quan điểm rất rõ ràng về vấn đề này, từ đó kêu gọi các bên nghiêm túc thực hiện nghị quyết của Hội đồng Bảo an, tránh đưa ra những hành động gây thêm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Về phía Trung Quốc, bà Hoa Xuân Doanh cho biết: “Trung Quốc duy trì chặt chẽ những trao đổi thông tin với tất cả các bên, bao gồm cả Mỹ. Điều đó có nghĩa rằng tất cả các bên cần phải xem xét sự phức tạp của vấn đề hạt nhân Triều Tiên để có các biện pháp tổng thể.
Trong khi các bên đang thực hiện đầy đủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an, chúng ta cũng cần phải chủ động tìm giải pháp tăng cường trao đổi, tạo những nỗ lực mang tính xây dựng để trở lại con đường đối thoại, đàm phán hòa bình”.
4. Thỏa thuận giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ cần phải được thực thi nhằm ngăn chặn dòng người di cư đổ vào châu Âu.
Tuyên bố trên được Thủ tướng Đức Angela Merkel đưa ra trong bối cảnh lượng người di cư xuất phát từ Thổ Nhĩ Kỳ tới các đảo của Hy Lạp vẫn ở mức cao.
Mỹ đã cho thấy sự sẵn sàng trợ giúp chống di cư bất hợp pháp. Mỹ cũng đã chuẩn bị để chia sẻ trách nhiệm khi cần thiết liên quan đến các tuyến đường di cư từ Libya đến Italy”.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Đức Merkel cho biết lãnh đạo các nước G-5 bày tỏ quan ngại trước nguy cơ đổ vỡ lệnh ngừng bắn mong manh tại Syria, điểm xuất phát của hàng trăm nghìn người chạy trốn chiến tranh và tìm cách tới châu Âu.
Theo bà Merkel, các nước G-5 nhất trí rằng cần phải tiếp tục các cuộc hòa đàm Syria tại Geneva (Thụy Sĩ) nhằm tìm ra một giải pháp chính trị chấm dứt cuộc chiến hiện nay ở quốc gia Trung Đông này.
IS đánh bom xe khiến 8 người thiệt mạng tại thủ đô Damascus (Syria)
VOV.VN - IS ngày 25/4 đã thực hiện một vụ đánh bom xe ở phía Nam thủ đô Damascus khiến ít nhất 8 người thiệt mạng.
5. Pháp đã vượt qua Nhật Bản và Đức, giành được hợp đồng đóng 12 tàu ngầm mới cho Australia trị giá 40 tỉ USD.
Theo Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull, sau những đánh giá về tính cạnh tranh giữa các đơn vị, đề nghị của Pháp đáp ứng tốt nhất cho các yêu cầu khắt khe của Australia. Đây là hợp đồng quốc phòng lớn nhất từ trước tới nay của Australia.
Các tàu ngầm trong lực lượng Hải quân Hoàng gia Australia. Ảnh Hải quân Australia |
Trước đó, đơn vị từ Nhật Bản được cho là ưu tiên số 1 cho hợp đồng này. Nhật Bản đã đi đầu trong quá trình đấu thầu. Đại diện Nhật bản cho biết quyết định này của Austrlia là "hết sức đáng tiếc".
Bên cạnh lí do về lợi ích kinh tế, quyết định của Australia mua tàu ngầm cũng mang ý nghĩa chính trị trong nước. Các nhà công nghiệp quốc phòng trước đó dự đoán, Australia sẽ đưa ra quyết định về hợp đồng quan trọng này vào cuối năm nay.
Quốc hội Pháp lần đầu bàn việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhằm vào Nga
VOV.VN - Hạ viện Pháp ngày 28/4 sẽ tổ chức các phiên thảo luận lần đầu tiên về khả năng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Nga.
No comments:
Post a Comment