1. Sputnik ngày 28/6 đưa tin cho biết, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim đã lên tiếng khẳng định Ankara sẵn sàng bồi thường thiệt hại cho Nga liên quan đến vụ máy bay Su-24 bị bắn rơi ở khu vực biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ hồi năm ngoái.
Hôm 27/6, ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên của Tổng thống Putin thông báo, trong thông điệp gửi tới Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã xin lỗi vì vụ máy bay Su-24 bị bắn rơi khiến quan hệ hai nước xấu đi.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim nói với kênh truyền hình TRT: “Nội dung của bức thư đã rõ. Chúng tôi bày tỏ rõ sự hối tiếc của mình, và nếu cần thiết sẽ bồi thường. Cả hai nước đều muốn bình thường hóa quan hệ. Theo tôi, chúng tôi đã đạt được một số tiến triển”.
Xin lỗi Nga vụ Su-24, Thổ Nhĩ Kỳ muốn sớm bình thường hóa quan hệ
VOV.VN - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 27/6 cho biết, nước này sẽ sớm bình thường hóa quan hệ với Nga.
2. Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề Hiến pháp thuộc Nghị viện châu Âu (AFCO) Danuta Hübner ngày 28/6 cảnh báo, tiếng Anh sẽ không còn là ngôn ngữ chính thức của EU sau khi Anh rời khỏi khối.
Theo bà Hübner, tiếng Anh là một trong 24 ngôn ngữ chính thức của EU bởi Vương Quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đã xác nhận tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của mình. Tuy nhiên, ngay khi Anh hoàn tất thủ tục rời khỏi EU, tiếng Anh sẽ mất đi vị thế là ngôn ngữ chính thức của khối.
“Chúng tôi có quy định rằng, mọi quốc gia thành viên EU có quyền chọn ngôn ngữ chính thức của mình. Người Ireland chọn tiếng Gaelic và người Malta chọn tiếng Malta và chỉ có Vương Quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland chọn tiếng Anh.
Nếu Vương Quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland không còn ở lại EU, EU sẽ không có tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức nữa”, bà Hübner nói và cho biết, hiện tiếng Anh vẫn là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất để làm việc tại các cơ quan của châu Âu: “Tiếng Anh đang có vị thế thống trị tại EU”.
Theo bà Hübner, quy định về danh sách ngôn ngữ chính thức tại EU chỉ có thể được thay đổi nếu mọi quốc gia [không tính Anh khi Anh đã rời khỏi EU-ND] nhất trí giữ lại tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức.
Anh đứng trước cuộc khủng hoảng kép sau Brexit
VOV.VN - Anh đang đứng trước cuộc khủng hoảng kép: khoảng trống quyền lực và bất ổn kinh tế sau kết quả cuộc trưng cầu dân ý Brexit gây chấn động thế giới.
3. Lãnh đạo Pháp, Đức, Italy ngày 27/6 cam kết về một động lực mới cho Liên minh châu Âu (EU) sau cuộc trưng cầu ý dân tại Anh.
Tại cuộc họp báo chung ở thủ đô Berlin của Đức, 3 nước có dân số đông nhất Liên minh châu Âu cho rằng, Anh phải hoàn tất các thủ tục theo Điều 50 Hiệp ước Lisbon về Liên minh châu Âu (EU) để rời EU, trước khi bắt đầu đàm phán về các thỏa thuận thương mại tương lai cũng như các mối quan hệ khác với khối.
Phát biểu trước thềm cuộc họp thượng đỉnh các nước thành viên Liên minh châu Âu tại Brussels (Bỉ), Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng cam kết 27 nước thành viên còn lại sẽ đẩy nhanh các dự án châu Âu, tạo ra các động lực mới cho khối.
Bà Merkel kêu gọi sự đoàn kết và hối thúc một nỗ lực tập thể tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, việc làm, tăng trưởng hay tính cạnh tranh. Trong tuyên bố chung, cả 3 nhà lãnh đạo khẳng định, châu Âu phải giữ đúng cam kết về việc thúc đẩy sự thịnh vượng cho các công dân của mình.
Ba Lan muốn giới chức EU từ chức vì Brexit
VOV.VN - Ngoại trưởng Ba Lan Witold Waszczykowski tuyên bố, một số quan chức EU cần phải chịu trách nhiệm về Brexit .
4. Yonhap ngày 27/6 dẫn lời một quan chức Quốc phòng Mỹ xác nhận, tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan của Triều Tiên đã bay tới không gian và sau đó quay lại bầu khí quyển của Trái đất trong cuộc thử nghiệm loại tên lửa này lần thứ 6 hồi tuần trước.
Nguồn tin này cũng cho rằng, vụ phóng thử được coi là đã thành công nếu Bình Nhưỡng đặt mục tiêu như vậy.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Jeff Davis nói: “Chúng tôi nắm được thông tin vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Chúng tôi thấy nó đã đi vào khoảng không và quay trở lại bầu khí quyển ở khu vực cách vùng biển Nhật Bản khoảng 250 dặm. Nếu đó là ý định ban đầu của họ thì họ đã thành công. Tuy nhiên, bạn sẽ phải hỏi họ đâu là ý đồ họ muốn hướng tới”.
Phát biểu với các phóng viên, ông Davis nói: “Theo quan điểm của Mỹ… vụ thử nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của liên minh với Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm đảm bảo rằng chúng ta có thể hợp tác đầy đủ để phòng thủ trước mọi loại tên lửa, không chỉ với tên lửa tầm trung mà còn cả các loại tên lửa khác”.
“Vụ thử cũng cho thấy lý do tại sao chúng ta cần tiếp tục gây sức ép buộc Triều Tiên phải tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, những nghĩa vụ của nước này trong khuôn khổ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an và trở thành một láng giềng tốt trong khu vực”, ông Davis nói thêm.
5. Ngày 27/6, đã xảy ra một loạt vụ đánh bom liều chết nhằm vào các binh sĩ Yemen, khiến ít nhất 38 người thiệt mạng tại thành phố Mukalla, nơi từng là thành trì của Al-Qaeda, ở Đông Nam nước này.
Thủ đô Sanaa (Yemen) tan hoang sau một đợt đánh bom hồi đầu năm. Ảnh AP |
Nguồn tin y tế cho biết, 24 người khác đã bị thương trong các vụ đánh bom làm chấn động Mukalla, thủ phủ của tỉnh Hadramawt vào chiều cùng ngày.
Các tay súng thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Yemen đã tuyên bố thực thiện loạt vụ tấn công này thông qua hãng thông tấn trực tuyến Amaq của mình.
Vụ đầu tiên xảy ra khi một kẻ tấn công cho kích nổ chiếc áo cài bom tại một chốt gác ở phía Tây Mukalla.
Vụ thứ 2 xảy ra khi chiếc ô tô cài bom phát nổ ở trụ sở cơ quan tình báo quân đội, và vụ thứ 3 xảy ra khi quả bom phát nổ trong lúc các binh sỹ chuẩn bị bắt đầu bữa tối./.