Friday, November 14, 2014

Tin thế giới 18h30: Nga yêu cầu giao tàu chiến Mistral, Pháp lưỡng lự


Ukraine sẽ là tâm điểm Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức ở Australia vào ngày mai; Nga đưa tàu chiến tới gần Australia và yêu cầu Pháp thúc đẩy giao tàu chiến lớp Mistral,
Trung Quốc:
*Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ca ngợi Malaysia đã áp dụng chính sách ngoại giao "điềm tĩnh và ít lời" trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Thủ tướng Malaysia, ôngNajib Razak (trái) bắt tay chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) trong một cuộc hội kiến tại nhà khách Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh, ngày 30 tháng 5 năm 2014.
Phát biểu tại Bắc Kinh hôm 10/11, Thủ tướng Malaysia, ông Najib Razak cho biết: "Ông Tập đánh giá cao chính sách ngoại giao điềm tĩnh này, vì nó tập trung vào thảo luận hơn là đối đầu hoặc lôi kéo dư luận quốc tế".
Ukraine:
*Theo TASS đưa tin, tại cuộc họp với các Bộ trưởng ngành công nghiệp than đá và năng lượng diễn ra ngày 12/11, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ukraine Yuriy Prodan phát biểu rằng Ukraine bây giờkhông còn con đường nào khác mà buộc phải lựa chọn hoặc mua than đá của Nga hoặc của Donbass - khu vực hiện do ly khai kiểm soát.
Ngoài ra, Nội các Ukraine sẽ quyết định hạn chế xuất khẩu các loại than hiếm đang cần cho các nhà máy nhiệt điện.
*Theo tờ Business Insider (BI) của Mỹ, điện Kremlin đã khẳng định rõ ràng rằng sẽ theo đuổi mục tiêu chiến lượcở Ukraine bằng tất cả các biện pháp có thể. Nga cũng khẳng định có sức chịu đựng cao đối với các rủi ro có thể xảy ra và sẵn sàng đương đầu với phương Tây.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đang thực sự muốn gì?
Không ai biết được Nga thực sự đang có mục tiêu gì và sẽ sử dụng chiến thuật gì để đạt được những mục tiêu đó.
*Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Brisbane (Australia) tập trung vào các vấn đề như: thúc đẩy tăng trưởng thế giới, tiến trình chống cháy hệ thống tài chính toàn cầu và các biện pháp khắc phục lỗ hổng thuế.
Tăng cường lực lượng cảnh sát trên đại lộ ở Brisbane nơi Hội nghị Thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra
Theo tin từ Reuters, hội nghị thượng đỉnh G20 tại Astralia sẽ bắt đầu diễn ra từ thứ Bảy (15/11) và được coi là một cuộc đối đầu gay gắt giữa các nhà lãnh đạo phương Tây và Tổng thống Nga Vladimir Putin, sau một báo cáo mới nhất cho thấy Nga đã tăng cường viện binh tại khu vực phía đông Ukraine.
*Sau cuộc bầu cử do quân ly khai tổ chức hôm 2/11, xung đột ở miền Đông Ukraine đã bị cho là đang chuyển sang giai đoạn “đóng băng”. Vậy cuộc sống của những người dân nơi đây có gì đổi thay?
Những hình ảnh từ trang tin Mashable cho thấy, người dân ở Donetsk dường như đang cố tranh thủ những giờ phút bình yên hiếm hoi để làm những việc bình thường nhất, giản dị nhất.
*Tờ Vesti của Nga đưa tin đáp lại tuyên bố của Washington và NATO về đoàn xe quân sự của Nga dường như đã vượt qua biên giới vào Ukraine. Chủ tịch Xô viết Tối cao Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng ông Boris Litvinov tuyên bố tất cả các phương tiện kỹ thuật mà dân quân sử dụng trong chiến đấu đều là chiến lợi phẩm chiếm được từ quân đội Ukraine.
Ông Boris Litvinov tuyên bố tất cả các phương tiện kỹ thuật mà dân quân sử dụng là chiến lợi phẩm chiếm được từ quân đội Ukraine.
Nga:
*Nga vừa đưa một hạm đội tàu chiến tới vùng biển phía bắc Australia. Trước đó, Thủ tướng Australia Tony Abbott đe dọa sẽ "đối đầu" với người đồng cấp Vladimir Putin về vụ tấn công máy bay MH-17.
Hạm đội tàu chiến của Nga rời Crimea.
Lực lượng Quốc phòng Australia nói rằng họ vẫn đang quan sát hướng đi của tàu Nga qua biển San Hô (Coral Sea). Australia cũng đã cử 2 khinh hạm cùng 1 máy bay giám sát để bám theo tàu Nga trong cả tuần nay.  
*Ngày 12/11, tờ Pravda (Sự thật - Nga) đã đăng một bài báo có tên “Nga chuẩn bị sự bất ngờ hạt nhân dành cho NATO”, dẫn chứng từ một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 01/09/2014 cho biết giữa Mỹ và Nga đã có sự tương đương về số lượng vũ khí hạt nhân chiến lược đã triển khai.
Tên lửa hạt nhân của Liên Xô.
Mặc dù bài viết không nói rõ đây là một điều đáng lo ngại đối với NATO hay với Mỹ, một thông điệp rất rõ ràng rằng số lượng vũ khí hạt nhân mà Nga có thể sẵn sàng sử dụng đang lớn dần lên và đã ngang với số lượng hiện có của Mỹ.
*Ngày 13/11, Tổng giám đốc Tập đoàn tên lửa chiến thuật Nga Boris Obnosov cho biết, công ty Motor Sich của Ukraine đã ngừng hoàn toàn việc cung cấp cho nước này các động cơ tuabin khí cỡ nhỏ để sử dụng cho tên lửa hành trình có cánh.
 Hôm 6/11, Thủ tướng Pháp Manuel Valls đã tuyên bố rằng các điều kiện vẫn chưa được đáp ứng để Pháp có thể chuyển 2 tàu chiến lớp Mistral cho Nga.
Israel:
*Israel đã chính thức từ chối hợp tác với Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc thực hiện cuộc điều tra chiến dịch vành đai bảo vệ kéo dài 50 ngày mà quốc gia này thực thi. Israel cũng cho biết chắc chắn sau khi thực hiện cuộc thăm dò, Ủy ban sẽ công bố quốc gia này đã phạm tội ác chiến tranh.
Một người đàn ông Palestine giữa khu vực được cho là bị phá hủy do pháo kích của Israel trong cuộc xung đột gần đây nhất giữa Israel và Hamas, ở phía đông thành phố Gaza.
Mỹ:
*Ngày 13/11, Tướng Martin Dempsey cho biết, đề xuất của ông về số lượng và kiểu lính Mỹ cần thiết để chiến đấu với Nhà nước Hồi giáo IS ở Iraq vẫn có thể thay đổi tùy vào tình hình chính trị ở Baghdad.
Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ
Ông cho biết số quân giả định dựa vào chiến lược quân sự Mỹ hiện tại chứ không kêu gọi triển khai quy mô lớn lính bộ binh Mỹ.
*Theo VOA, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Nga tôn trọng thỏa thuận ngưng bắn hồi tháng 9 giữa Ukraine với các phần tử nổi dậy được Nga hậu thuẫn ở miền Đông Ukraine.
Tân Chủ tịch Thượng viện Mỹ Mitch McConnell phát biểu trước báo giới sau khi đắc cử (Ảnh Reuters)
Cuộc bầu cử tại Thượng viện Mỹ đã được tổ chức vào sáng 13/11. Ông McConnell không phải đối mặt với bất cứ đối thủ nào cho vị trí lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện, chức vụ ông đã nắm giữ kể từ năm 2006.
Triều Tiên:
*Các quan chức Hàn Quốc ngày 14/11 cho hay Trung Quốc dường như vẫn tiếp tục cung cấp dầu thô cho Triều Tiên, trái với dữ liệu hải quan.

Theo số liệu chính thức, Trung Quốc đã không xuất khẩu bất kỳ lượng dầu thô nào sang Triều Tiên trong 9 tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, các quan chức Hàn Quốc nghi ngờ Trung Quốc vẫn tiếp tục xuất dầu thô cho Triều Tiên hoặc được che giấu dưới hình thức viện trợ. 
*Truyền thông Bình Nhưỡng vừa cho hay, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã quyết định gửi một đặc phái viên tới Nga dù không không nêu rõ mục đích của chuyến đi đặc biệt này.
Đặc phái viên Choe Ryong-hae sẽ tới Nga để tìm kiếm mối quan hệ chiến lược mới trong bối cảnh Bắc Kinh và Bình Nhưỡng dần lạnh nhạt với nhau?
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết đặc phái viên này là quan chức cao cấp của đảng lãnh đạo – ông Choe Ryong-hae, dù KCNA không tiết lộ khi nào ông Choe sẽ đi.
Thông tin Bình Nhưỡng gửi đặc phái viên tới Nga được đưa ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Triều Tiên với quốc gia đồng minh thân cận nhất của họ trong những năm gần đây là Trung Quốc đang có dấu hiệu rạn nứt.
Phan Sương (tổng hợp

No comments: