Sunday, November 16, 2014

Vũ khí Laser làm thay đổi chiến tranh tương lai


Mỹ đã trang bị vũ khí laser cho tàu chiến và triển khai ở vịnh Ba Tư, ngoài ra còn có hệ thống HEL MD được cho là "ánh sáng chết người trên bánh xe".
Hình ảnh vũ khí laser
Hình ảnh vũ khí laser
Tàu chiến Hải quân Mỹ lần đầu tiên trang bị vũ khí laser, đã đưa vào hoạt động ở vịnh Ba Tư.Hải quân Mỹ lần đầu tiên trang bị vũ khí laser cho tàu chiến, loại vũ khí mang tính thử nghiệm này vào cuối tháng 8 năm 2014 đã bố trí cho tàu đổ bộ cỡ lớn USS Ponce.

Được biết, tàu USS Ponce đã cải tạo thành tàu mẹ của lực lượng đặc nhiệm. Theo kế hoạch, chùm laser tác chiến trên biển được trang bị cho tàu USS Ponce sẽ dùng để ứng phó với các mối đe dọa phi đối xứng, bao gồm máy bay không người lái, thuyền máy. Tàu USS Ponce hiện đang triển khai ở vịnh Ba Tư, nơi có cướp biển hoành hành.
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc đầu tháng 11 cũng có bài viết cho rằng, ngay từ thập niên 1990, Mỹ đã cùng Israel nghiên cứu chế tạo "vũ khí laser năng lượng cao chiến thuật", đã bắn rơi thành công tên lửa; sau đó "vũ khí laser trên máy bay ABL" được cải tạo từ máy bay chở khách Boeing 747 còn lấy tên lửa xuyên lục địa là mục tiêu tác chiến.
Nhưng, thể tích của những vũ khí laser hóa học giai đoạn đầu này cồng kềnh, khó cơ động, sau đó các chương trình đều lần lượt dừng lại. Đến nay, Mỹ đặt trọng tâm nghiên cứu phát triển vũ khí laser thế hệ mới vào máy laser thể rắn có thể tích nhỏ. Năm 2013, vũ khí laser thể rắn do Hải quân Mỹ nghiên cứu chế tạo đã bắn thử thành công máy bay không người lái, dự kiến sẽ bắt đầu trang bị cho các tàu chiến chủ lực như tàu sân bay, tàu khu trục trong vài năm tới.
Mỹ đã triển khai tác chiến vũ khí laser ở vịnh Ba Tư
Vũ khí laser (nguồn báo Nhân Dân, TQ)
Tờ "Nhật báo Bắc Kinh" Trung Quốc tháng 10 còn cho biết, công ty Boeing Mỹ đã nghiên cứu chế tạo một loại vũ khí laser công suất 10 kW, có thể bắn rơi máy bay không người lái dưới sự trợ giúp của một hệ thống bộ cảm biến công nghệ cao. Loại vũ khí laser này lắp trên xe tải, được gọi là "máy nghiệm chứng di động laser năng lượng cao" (HEL MD), có thể khắc phục các điều kiện thời tiết bất lợi như mưa gió, sương mù, theo dõi và bắn rơi máy bay không người lái, được hình dung là "ánh sáng chết người trên bánh xe".
Loại vũ khí tiên tiến này dựa vào chùm ánh sáng không nhìn thấy để khóa mục tiêu, ngoài việc có thể bắn rơi máy bay không người lái, nó còn có thể bắn rơi tên lửa. Chỗ lợi hại của nó là, có thể thông qua giảm cường độ làm cho bộ cảm biến của máy bay không người lái trở nên "đui mù".
Trong thử nghiệm, HEL MD đã sử dụng một máy laser năng lượng cao 10 kW trên xe tải quân dụng chiến thuật. Loại máy nghiệm chứng này là vũ khí di động sử dụng laser năng lượng cao đầu tiên do Quân đội Mỹ nghiên cứu phát triển và thử nghiệm, dùng để chống tên lửa, pháo và súng cối, tổng cộng bắn rơi thành công hơn 150 mục tiêu trên không, bao gồm đạn súng cối cỡ 60 mm và máy bay không người lái. Tiếp theo, Boeing sẽ lắp máy laser 50 kW hoặc 60 kW cho HEL MD, trong điều kiện công suất có ý nghĩa chiến thuật này, tiến hành kiểm tra khả năng chống tên lửa, pháo, súng cối và máy bay không người lái.
Trong thử nghiệm, máy bay không người lái cỡ lớn cất cánh từ khu vực cách HEL MD 5 km. Laser bắn trúng phần đuôi của máy bay không người lái, cuối cùng rơi tan ở sa mạc bang New Mexico. Khi đó, máy quay hồng ngoại bắt được toàn bộ quá trình một điểm sáng ở đuôi máy bay lớn dần lên, cuối cùng làm cho máy bay không người lái mất kiểm soát.
Mỹ đã triển khai tác chiến vũ khí laser ở vịnh Ba Tư
Vũ khí laser của Công ty Boeing Mỹ
Quân đội Mỹ có kế hoạch thu nhỏ thể tích của hệ thống laser HEL MD, đồng thời nâng công suất lên 50 kW, cuối cùng nâng lên 100 kW. Thu nhỏ thể tích sẽ tạo thuận lợi lắp HEL MD cho xe quân sự được sử dụng nhiều hơn cho chiến trường. Nâng cao công suất cho phép chùm laser tiêu diệt mục tiêu di động nhanh ở khoảng cách xa hơn, đồng thời rút ngắn thời gian. Khi bắn rơi mục tiêu tương tự, thời gian cần cho bắn rơi mục tiêu của chùm laser 100 kW chỉ bằng 1/10 của chùm laser 10 kW.
Được biết, HELMD một lần có thể khóa và bắn rơi một mục tiêu tấn công. Khi đưa vào sử dụng thực tế, sẽ có 3 hoặc 5 HEL MD cùng làm việc, ứng phó với nhiều đạn pháo hơn. Trong tương lai, HEL MD sẽ triển khai ở chiến trường, bảo vệ lực lượng tiền tuyến hoặc căn cứ quân sự . Cuối cùng, loại vũ khí laser này sẽ dùng cho bắn rơi máy bay bay nhanh và tên lửa hành trình.
Trước đó, mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc tháng 9 cũng có bài viết liên quan, dẫn các nguồn tin cho biết, căn cứ không quân Eglin, công ty Boeing và Lục quân Mỹ đã thử nghiệm thành công khả năng tiến hành ngắm chuẩn và tấn công các loại mục tiêu trên không trong điều kiện thời tiết gió, mưa, sương mù của thiết bị thử nghiệm kiểu cơ động sử dụng hệ thống laser năng lượng cao (HEL MD).
HEL MD là hệ thống máy laser năng lượng cao kiểu cơ động đầu tiên dùng để chống tên lửa, đạn pháo và đạn súng cối, sử dụng máy laser năng lượng cao 10 kW, lắp trên xe quân dụng chiến thuật. Thời tiết khắc nghiệt như gió, mưa, sương mù sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hiệu năng tác chiến của vũ khí laser, đây là lần thử nghiệm có độ khó công nghệ cao nhất, khó khăn nhất của HEL MD đến nay.
Mỹ đã triển khai tác chiến vũ khí laser ở vịnh Ba Tư
Pháo laser Mỹ
Trước đó, công ty Boeing và Lục quân Mỹ đã tiến hành một loạt thử nghiệm hệ thống này ở bãi bắn tên lửa White và căn cứ không quân Eglin, kết quả cho thấy, HEL MD có thể bắt lấy, theo dõi và ứng phó tin cậy và có hiệu quả với nhiều loại mục tiêu trong nhiều môi trường, có giá trị ứng dụng quân sự quan trọng.
Trong các cuộc thử nghiệm, HEL MD đã ứng phó thành công trên 150 mục tiêu trên không bao gồm súng cối 60 mm và máy bay không người lái. Điều này cũng đánh dấu công ty Boeing đã thực hiện toàn bộ mục tiêu kế hoạch. Bước tiếp theo, đội ngũ nghiên cứu sẽ lắp máy laser 50 kW hoặc 60 kW, đồng thời kiểm tra khả năng chống tên lửa, đạn pháo, đạn súng cối và máy bay không người lái.
Trung Quốc tham gia cuộc đua vũ khí laser
Trong khi đó, theo tờ “Hoàn Cầu” vào đầu tháng 11, Trung Quốc cũng đã có tiến bộ về nghiên cứu phát triển vũ khí laser. Cụ thể là, Viện nghiên cứu vật lý công trình Trung Quốc và Viện điện quang thuộc Viện khoa học Trung Quốc đã thử nghiệm thành công hệ thống laser "vệ sĩ tầng trời thấp", bắn rơi máy bay cỡ nhỏ, đánh dấu Trung Quốc đã phát triển được hệ thống phòng thủ nhằm vào máy bay không người lái.
Hệ thống này có công suất gần 10 kW, diện tích bảo vệ hiệu quả là 12 km2, có thể đánh chặn chính xác các loại máy bay như cánh cố định, bán kính 2 km, vùng trời 360 độ, thời gian là 5 giây, có các đặc điểm như tốc độ nhanh, chính xác, không tiếng động, không có tổn thất kèm theo. Khi thử nghiệm, nó đã bắn rơi hơn 30 lượt chiếc máy bay cỡ nhỏ các loại như cánh cố định, cánh xoay nhiều, trực thăng, tỷ lệ bắn rơi là 100%.
Mỹ đã triển khai tác chiến vũ khí laser ở vịnh Ba Tư
Trung Quốc tham gia cuộc đua phát triển vũ khí laser (nguồn mạng sina Trung Quốc)
"Vệ sĩ tầng trời thấp" chủ yếu nhằm vào các máy bay cỡ nhỏ có độ cao bay dưới 500 m, tốc độ bay 50 m/giây trở xuống. Nó có thể tiến hành triển khai mặt đất hoặc triển khai trên xe, cơ động linh hoạt, trong tương lai có thể dùng cho bảo đảm an ninh tầng trời thấp ở khu vực hoạt động quan trọng - nơi tập trung đô thị. Điều này đánh dấu Trung Quốc đã có trang bị bảo đảm an ninh tầng trời thấp nhằm vào các mục tiêu máy bay cỡ nhỏ, tốc độ chậm và bay ở tầng trời thấp.
Theo bài báo, các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang tập trung nghiên cứu phát triển hệ thống đánh chặn laser kiểu nhỏ gọn có công suất cao hơn, sẽ nhanh chóng đưa ra trang bị mô đun hóa thiết thực hơn với cự ly xa hơn, áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau, hình thành các dòng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu bảo đảm an ninh của các hoạt động quan trọng.
Đối với vấn đề này, hãng tin CNN Mỹ tháng 11 cho rằng, chiến tranh tương lai sẽ ngày càng phụ thuộc vào công cụ mang theo bởi máy bay không người lái, loại pháo laser này sẽ giúp cho Quân đội Trung Quốc làm tốt chuẩn bị cho chiến tranh tương lai. Chẳng hạn, Quân đội Mỹ đã lệ thuộc nghiêm trọng vào máy bay không người lái để tấn công các phần tử vũ trang ở Yemen, Pakistan và IS; Hải quân Mỹ cũng có kế hoạch thành lập biên đội tàu không người lái.
Về phương diện vũ khí laser, Mỹ cũng có kế hoạch tương tự. Mùa hè năm 2014, Quân đội Mỹ đã triển khai thành công một máy bay nguyên mẫu pháo laser trên tàu vận tải đổ bộ USS Ponce.
Mỹ đã triển khai tác chiến vũ khí laser ở vịnh Ba Tư
Vũ khí laser Trung Quốc
Theo tờ "Tấm gương" Đức ngày 3 tháng 11, vũ khí laser từng là giấc mơ của các nhà khoa học, nhưng nay nó đã trở thành hiện thực. Năm 2009, công ty Boeing đã trưng bày một chiếc xe jeep lắp pháo laser, khẩu pháo laser này đã bắn rơi vài máy bay không người lái.
Hiện nay, Trung Quốc đã nghiên cứu phát triển được hệ thống tương tự. Bài báo cho rằng, máy bay không người lái cỡ nhỏ tương đối tiện lợi, dễ sử dụng, rất có thể bị các phần tử khủng bố tận dụng. Do đó, Mỹ và Trung Quốc nghiên cứu phát triển cũng có mục đích dùng vũ khí laser để đối phó với mối đe dọa này. Tình hình này có thể xuất hiện, nhất là khi gần đây, trên nhà máy điện hạt nhân của Pháp đã xuất hiện một loại "máy bay bí mật".
Tờ "The Times of India" ngày 3 tháng 11 bày tỏ lo ngại, Trung Quốc có thể xuất khẩu loại vũ khí này cho đồng minh thân cận Pakistan. Pakistan luôn phản đối Mỹ phát động tấn công bằng máy bay không người lái. Chương trình vũ khí laser của Trung Quốc đã gây lo ngại cho các nước phương Tây.
Vũ khí laser làm thay đổi chiến tranh tương lai
Theo tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 3 tháng 11, việc Hải quân Mỹ triển khai vũ khí laser cho tàu đổ bộ USS Ponce đánh dấu vũ khí laser do Quân đội Mỹ phát triển từ lâu sắp đưa vào chiến đấu thực tế, từ bí mật chuyển sang công khai.
Khác với phim viễn tưởng, chùm laser xuất hiện từ vũ khí laser, mắt thường chỉ có thể nhìn thấy tổn thất của mục tiêu sau khi bị tấn công, nhưng lại không nhìn thấy chùm ánh sáng thực tế. Đây chính là một loại "sát thủ vô hình", nhưng có khả năng làm thay đổi tư duy tác chiến của chiến tranh tương lai, gây ảnh hưởng mang tính quyết định đến thắng bại của chiến tranh.
Mỹ đã triển khai tác chiến vũ khí laser ở vịnh Ba Tư
Ý tưởng vũ khí laser trang bị cho máy bay tiêu diệt mục tiêu mặt đất (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
“Lấy nhu thắng cương” có nguồn gốc từ tư tưởng Đạo gia của Trung Quốc. Hơn 2.000 năm qua, loài người luôn mơ ước dùng ánh sáng mỏng manh làm một "thanh kiếm lợi hại" diệt địch. Năm 214 trước Công nguyên, hạm đội của La Mã cổ đã vây khốn thành phố Syracuse của Hy Lạp cổ, Archimedes đã sử dụng nguyên lý thấu kính tập trung hội tụ năng lượng, thiêu hủy thuyền buồm hạm đội La Mã cổ. Mặc dù tính chân thực của "chiến tranh ánh sáng" gây nghi ngờ, nhưng dù sao nó cũng là sự mô tả về giấc mơ sử dụng năng lượng ánh sáng của con người, đồng thời trở thành mục tiêu theo đuổi của các nhà khoa học đối với vũ khí quang học.
Đầu thế kỷ 20, Einstein đã giải thích thành công "lưỡng tính sóng-hạt" của ánh sáng, đồng thời đã đưa ra lý thuyết liên quan khi đi sâu nghiên cứu ánh sáng. Trải qua những nỗ lực không mệt mỏi của các nhà khoa học các nước Liên Xô/Nga và Mỹ, máy laser hồng ngọc đầu tiên đã ra đời ở phòng thực nghiệm của nhà vật lý học Mỹ Theodore Maiman. Sự xuất hiện của sản phẩm này đã làm cho chùm laser có khả năng sử dụng được cho tấn công mục tiêu theo phương hướng nhất định.
Do laser có các đặc điểm như năng lượng cao, tính đơn sắc, tính liên kết và tính phương hướng, nhanh chóng được ứng dụng vào các loại hệ thống vũ khí, đồng thời đã chứng minh giá trị của nó trong chiến tranh các loại. Vào thập niên 70 của thế kỷ 20, laser được dùng cho dẫn đường thiết bị dẫn của bom, bom dẫn đường laser dòng Paveway đã thể hiện được sức mạnh thần kỳ trong chiến tranh Việt Nam.
Theo thống kê, tỷ lệ bắn trúng mục tiêu của bom Paveway do Quân đội Mỹ thả ở Hà Nội và Hải Phòng đạt 48%, trước đó, tỷ lệ bắn trúng của bom do Quân Mỹ sử dụng chỉ là 5%, vũ khí laser đã làm thay đổi mang tính đột phá đối với Quân đội Mỹ.
Mỹ đã triển khai tác chiến vũ khí laser ở vịnh Ba Tư
Vũ khí laser tấn công vệ tinh (tưởng tượng)
Trên thực tế, vũ khí laser là một loại vũ khí năng lượng định hướng. Dựa vào sự khác nhau về công dụng tác chiến, có thể chia làm hai loại lớn vũ khí laser chiến thuật và vũ khí laser chiến lược.
Trong đó, vũ khí laser chiến thuật là vũ khí sử dụng laser làm năng lượng, giống như vũ khí thông thường, nó trực tiếp tiến hành sát thương, tiêu diệt đối với binh sĩ, xe tăng, máy bay địch, khoảng cách tấn công khoảng 20 km.
Trong khi đó, vũ khí laser chiến lược càng giống một loại "vũ khí sát thương lớn", có thể tấn công tên lửa xuyên lục địa ngoài vài nghìn km, còn có thể tấn công vệ tinh trinh sát và vệ tin thông tin trên vũ trụ. Có thể nói, vũ khí laser năng lượng cao ở tầm cao là vũ khí lý tưởng tranh đoạt ưu thế không gian vũ trụ, vì vậy các cường quốc quân sự chủ yếu trên thế giới đều không tiếc đầu tư vốn lớn để tiến hành nghiên cứu phát triển.
Theo xaluan

No comments: