Wednesday, September 16, 2015

Tin thế giới 18h30: Ukraine khó khăn khi không còn được EU “săn đón"


Ukraine không nên trông chờ sự giúp đỡ từ Mỹ; nhiều cựu quan chức tin rằng Ukraine cần được EU hỗ trợ nhiều hơn; Tổng thống Obama nói về thành tựu của mình trong 7 năm nắm quyền, tình hình ở Syria còn phức tạp v.v...
Ukraine
*Thư ký Hội Đồng An ninh Nga Nikolay Patrushev nhận định rằngKiev không nên trông chờ sự trợ giúp quân sự từ Mỹ. Ông nói với các phóng viên: "Tôi tin rằng Ukraine không nên mong đợi rằng mình sẽ được trợ giúp quân sự. Washington không cần những thắng lợi về quân sự của Ukraine cũng như sự thịnh vượng kinh tế của nước này". Ông Patrushev khẳng định rằng việc Mỹ đang làm là thể hiện sự độc đoàn của mình đối với phương Tây, đánh gục Nga và quan trọng hơn nữa là khiến Ukraine bị chia cắt.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko phát biểu tại một doanh trại của quân đội chính phủ Ukraine.
*Mới đây, ba cựu quan chức cấp cao Mỹ đã nói với các chính trị gia châu Âu rằng họ không nắm bắt được tầm quan trọng của Ukraine, đồng thời họ chưa làm hết sức để hỗ trợ nước này. Cụ thể, ông Larry Summers, cựu Bộ trưởng Bộ Ngân khố Mỹ nói: “Ukraine có tầm quan trọng chiến lược đối với Liên minh Châu Âu (EU), nhưng EU vẫn chưa thực hiện được một nửa những gì họ đã hứa vào 2 năm trước”. Ông gọi đây là “đầu tư an ninh” và nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho châu Âu.
Ông Strobe Talbot, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết ông tin rằng với Nga, “lệnh ngừng bắn không phải là nỗ lực để lập lại hòa bình, mà là để khiến phương Tây mất cảnh giác”. Trong khi đó, Tướng Stanley McChrystal, cựu tư lệnh Quân đội Mỹ tại Afghanistan nghi ngờ rằng NATO chưa hoàn thành trách nhiệm của mình. Ý kiến của cả ba người đều nhận được sự tán đồng từ nhiều quan chức châu Âu. Trong khi đó, tình hình kinh tế và chính trị ở Ukraine vẫn còn nhiều khó khăn.

*Chuyên gia chính trị và quân sự nổi tiếng Brian Cloughley cho biết, hoạt động chống Nga của Mỹ tại Ukraine giờ đã đi quá xa và có thể để lại những hậu quả lâu dài. Trong bài viết của mình trên trang tin Strategic Culture Foundation, ông Cloughley viết “những người được bổ nhiệm bởi Tổng thống Poroshenko cũng phải được Washington chấp thuận”.
Bà Victoria Nuland đang trao thức ăn cho những người biểu tình ở Kiev vào tháng 2/2014.
Trong khi đó, cuộc biểu tình ở thủ đô Kiev lại không được phương Tây coi là “lý do chính đáng” để thay thế chính phủ hiện tại. Washington lại đang đổ thêm dầu vào lửa khi gọi Nga là “mối đe dọa sống còn” đối với Mỹ và châu Âu. Theo ông Cloughley điều này cho thấy Mỹ đang tiếp cận một cách thiếu sáng suốt đối với quan hệ quốc tế.
Mỹ
*Trong lúc Quốc hội Mỹ còn đang tranh cãi về việc cung cấp ngân sách cho chính phủ Mỹ trước hạn chót là ngày 30/9, ông Obama đã lên tiếng nói về những kết quả mà chính phủ của ông đã đạt được trong 7 năm ông nắm quyền trên trang Twitter của mình.Tổng thống Mỹ cho rằng việc chính phủ tranh cãi về ngân sách là một “vết thương tự hoại”, khi nó có thể khiến chính phủ đóng cửa, cắt đứt hỗ trợ các dự án giao thông và xây dựng và khiến mức nợ trần tăng lên.
Khủng hoảng tị nạn
Nhiều người tị nạn đã tìm cách vượt hàng rào kẽm gai ở biên giới Hungary.
*Hàng chục ngàn người di cư đến từ những nước có chiến tranh như Syria và Iraq đang tràn đến Tây Âu trước khi bị chặn lại do các nước thắt chặt kiểm soát biên giới. Đến chiều tối, một tuyến đường chính đi vào Hungary đã bị đóng cửa. Chính quyền đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở hai hạt giáp ranh Serbia và quân đội có thể sẽ được cử đến đây để hỗ trợ cảnh sát và chính quyền địa phương nếu cần. Cảnh sát Hungary cho biết họ đã bắt giữ 60 người vì tội vượt biên trái phép. Trong tháng 8 vừa qua, đã có đến 156.000 người di cư đã tiến vào châu Âu, nâng tổng số người tị nạn lên đến 500.000 người trong năm 2015.
Syria
*Đặc phái viên Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin khẳng định rằngchính Mỹ cũng không muốn chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad sụp đổ. “Tôi nghĩ rằng đây là điểm mà cả Nga và Mỹ đều có chung suy nghĩ, khi chính phủ Mỹ cũng không muốn chính quyền Assad sụp đổ. Họ muốn chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) mà không làm tổn hại đến chính phủ Syria”, ông Churkin nói.
Nga đang hỗ trợ cho chính quyền Assad, nhưng Mỹ cũng không muốn Assad sụp đổ?
Trong khi phía Mỹ coi Nga và Iran phải chịu trách nhiệm lớn nhất đối với tình hình ở Syria trở nên xấu đi, ông Churkin nói rằng: “Ai cũng có phần trách nhiệm của mình trong chuyện này. Tôi có thể chỉ mặt gọi tên bất kỳ ai nhưng tôi nghĩ rằng ngay từ đầu chúng ta đã không đánh gia đúng tình hình, để nó xấu đi và giờ phải chứng kiến hậu quả”.
*Mới đây, Tổng thống Syria Bashar al-Assad nói rằng ông sẽ chỉ từ bỏ quyền lực của mình theo mong muốn của người Syria chứ không phải của phương Tây. “Là một tổng thống, người này được người dân bầu lên qua các đợt bầu cử, và chỉ rời nhiệm sở nếu người dân yêu cầu, chứ không phải là do phán quyết của Mỹ, của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”, ông nói.
Bên cạnh đó, ông Assad cũng đề cao sự giúp đỡ của Iran về mặt công nghệ quân sự, góp phần rất quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria, đồng thời khẳng định Tehran chưa hề đưa quân đội đến Syria.
Ông cũng nhấn mạnh, liên quân do Mỹ đứng đầu đến giờ vẫn chưa thể ngăn chặn phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS).
 Anh Tuấn (tổng hợp)

No comments: