Cựu Tổng thống Yanukovych sẵn sàng tham gia thẩm vấn tại nhà ở Nga; mảnh vỡ tìm thấy chưa chắc là của tên lửa Buk của Nga; Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ, trị quan tham...
Ukraine
*Cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych mới đây đã tuyên bố sẽ không có mặt tại Văn phòng Tổng Chưởng lý Ukraine do lo ngại nguy hiểm đến tính mạng. Đồng thời, ông bày tỏ mong muốn các điều tra viên Ukraine xem xét kỹ càng những vụ việc mà ông có liên quan và ông sẵn sàng thẩm vấn qua mạng hoặc tại tư gia của ông ở thành phố Rostov-on-Don. Chính phủ Ukraine cáo buộc ông Yanukovych sở hữu trái phép tài sản của chính phủ, và tước danh hiệu Tổng thống của ông vào tháng 7 vừa qua.
Cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych sẵn sàng tham gia thẩm vấn, nhưng sẽ không về Ukraine do lo ngại nguy hiểm đến tính mạng. |
*Theo ông Nikolai Patrushev, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga, chiến lược an ninh quốc gia của Ukraine là nhằm đối đầu lâu dài với Nga và khuyến khích quân sự hóa. Ông coi việc Ukraine cho phép Mỹ và NATO sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, công nghiệp và quân sự nước này sẽ khiến xung đột ở miền Đông leo thang.
*Ủy ban Giám sát Đặc biệt của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) đang hoạt động tại miền Đông Ukraine đã nhiều lần bị tấn công. Phía quân ly khai Donetsk khẳng định những hành động nhằm vào OSCE là có động cơ chính trị, làm cản trở công việc xác nhận các trường hợp vi phạm lệnh ngừng bắn. Quân Donetsk tuyên bố đã xiết chặt an ninh để bảo vệ ủy ban đặc biệt, và OSCE thể hiện quyết tâm không rời khỏi vùng Donbass.
Vụ máy bay MH17
*Mặc dù rất nhiều hãng tin trên thế giới đều đưa tin rằng các điều tra viên vụ máy bay MH17 bị tên lửa bắn rơi ở miền Đông Ukraine là từ tên lửa Buk do Nga sản xuất, Đội Điều tra Phối hợp (JIT) cho biết họchưa thể khẳng định những gì được tìm thấy có liên quan đến vụ MH17 và chỉ nói rằng chúng được tìm thấy ở miền Đông Ukraine. Tuy vậy, các công tố viên Hà Lan tin rằng những mảnh kim loại này ”có tầm quan trọng lớn đối với cuộc điều tra do chúng có thể có những manh mối về thủ phạm”.
Liệu máy bay MH17 có phải do tên lửa Buk bắn rơi? |
Chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã bị bắn rơi khi bay qua miền Đông Ukraine vào ngày 17/7/2014, khiến toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng.
Trung Quốc
*Mới đây, Trung Quốc đã tuyên bố giảm 1,9% giá Nhân dân tệ so với USD trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang chững lại. Mục đích của chính phủ Trung Quốc là nhằm kích cung và cầu, cho phép hàng hóa sản xuất rẻ hơn và giúp thu hồi vốn nhanh hơn. Tuy nhiên, các đơn vị đồng tiền quan trọng khác như Yên và euro đang giảm giá nhiều hơn, và nhìn chung trong nhiều năm qua đồng Nhân dân tệ đang ngày càng trở nên đắt hơn. Cộng với việc kết quả mang lại từ việc phá giá đồng tiền của mình đang còn rất hạn chế ở nhiều nước, những điều chỉnh của Trung Quốc sẽ chưa thể giúp nền kinh tế nước này hồi phục mạnh mẽ.
Nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển chậm lại. |
*Một viên tướng Trung Quốc đã phải lĩnh án tử hình treo. Theo báo Hoa Nam buổi sáng (SCMP), cựu Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Trung Quốc là ông Cốc Tuấn Sơn, đã bị bắt giữ vào năm 2012 và bị buộc tội tham nhũng, nhận hối lộ, lạm dụng quyền lực và lạm dụng công quỹ. Ông này đã phải nhận án tử hình treo, đồng nghĩa với án tù chung thân ở Trung Quốc.
*Liệu Tổng thống Mỹ Barack Obama có từ chối lời mời đến dự lễ diễu binh tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 3/9 tới? Hiện tại, chỉ Cộng hòa Séc công khai thông báo cử phái đoàn đại diện đến dự, còn các nhà lãnh đạo châu Âu thì liên tiếng từ chối. Nguyên nhân có thể là do Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm chủ quyền và làm gia tăng căng thẳng an ninh trên Biển Đông.
Nhật Bản
*Ngày 11/8, Nhật Bản đã cho nhà máy điện hạt nhân Sendai thuộc tỉnh Kagoshima ở nước này hoạt động trở lại. Sau khi trận động đất và sóng thần khiến lò phản ứng của nhà máy điện Fukushima rò rỉ chất phóng xạ vào năm 2011, chính phủ nước này đã ban bố sắc lệnh nâng cao an toàn cho các lò. Từ năm 2013 cho đến nay, toàn bộ nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản đều đã bị đóng cửa.
Hàng trăm người đã tụ tập trước nhà máy điện hạt nhân Sendai để phản đối nhà máy này hoạt động trở lại. |
Tuy nhiên, tại nhà máy Sendai công cuộc gia cố đảm bảo an toàn cho lò phản ứng đã được tiến hành từ nhiều tháng trước và nay đã được khởi động lại. Động thái này đã nhận được sự phản đối kịch liệt của người dân, và hàng trăm người đã tập trung trước của nhà máy và biểu tình.
Hàn Quốc
*Ngày 12/8, một người đàn ông khoảng 80 tuổi đã châm lửa tự thiêutrong cuộc biểu tình tại Đại sứ quan Nhật Bản nhằm kêu gọi nước này xin lỗi và bồi thường cho những “phụ nữ mua vui” bị ép làm nô lệ tình dục của lính Nhật trong Thế chiến II. Người đàn ông này đã nhanh chóng được người dân cứu giúp và đưa đi bệnh viện.
No comments:
Post a Comment