Malaysia thông báo đã tìm thấy thêm nhiều mảnh vỡ nghi là của MH370 trên đảo Reunion. Trung Quốc khẳng định đã ngừng các hoạt động xây đảo nhân tạo tại Biển Đông.
MH370
*Tìm được thêm nhiều mảnh vỡ nghi của MH370: Bộ trưởng Giao thông Malaysia cho biết nhóm tìm kiếm của nước này vừa phát hiện thêm một mảnh cánh cửa sổ và nhiều mảnh vỡ máy bay khác trên đảo Reunion. Vật thể nhựa nghi là khung cửa sổ máy bay của Malaysia Airlines được tìm thấy hôm 4/8. Hôm nay, đội tìm kiếm của Malaysia tiếp tục phát hiện thêm các mảnh vỡ tương tự.
Bộ trưởng Giao thông Liow Tiong Lai phát biểu trong cuộc họp báo chiều nay cho hay, các nhà điều tra của Malaysia tại Pháp vừa phát hiện thêm một mảnh vỡ cánh cửa sổ và một mẩu giấy thiếc bảo quản thức ăn trên máy bay.
Tìm thấy thêm nhiều mảnh vỡ nghi của MH370. Nguồn: CNN |
Khi phóng viên hỏi về lý do tại sao chỉ có Malaysia khẳng định cánh máy bay trên đảo Reunion là của MH370, ông Liow cho biết ông hiểu tại sao giới chức Pháp thận trọng. “Chúng tôi tôn trọng quyết định của họ trong việc tiếp tục xác minh. Họ có nhiều quy trình xác minh về sơn, keo và nhiều thủ tục tương tự. Đối với đội điều tra Malaysia, báo cáo kỹ thuật và bảo trì mà chúng tôi so sánh với cánh máy bay, chúng tôi cảm thấy chắc chắn và xác nhận rằng nó thuộc về MH370”, ông trả lời AP.
*Trước đó, trong buổi họp báo sáng sớm ngày hôm nay, Thủ tướng Malaysia xác nhận cánh máy bay Boeing 777 được tìm thấy trên đảo Reunion hôm 29/7 vừa qua là của chuyến bay MH370.
Reuters dẫn lời Thủ tướng Najib Razak phát biểu trong buổi họp báo, cho biết: “Hôm nay, sau 515 ngày kể từ khi chuyến bay MH370 mất tích, với trái tim nặng trĩu tôi phải thông báo với các bạn rằng một nhóm các chuyên gia quốc tế đã chắc chắn xác nhận mảnh vỡ chiếc máy bay tìm thấy trên đảo Reunion đúng là của MH370”.
Theo đại diện của Malaysia Airlines, việc xác định mảnh vỡ trên đảo Reunion thuộc về MH370 là bước đột phá lớn trong việc giải mã bí ẩn lớn nhất lịch sử hàng không. “Chúng tôi hy vọng và mong đợi nhiều vật thể sẽ sớm được tìm thấy để làm sáng tỏ bí ẩn này”, thông báo của Malaysia Airlines viết.
* Tuy đã xác định mảnh vỡ máy bay là của MH370 nhưng nhiều người nhà nạn nhân vẫn tỏ ra hoài nghi. Họ cho rằng, sau hơn một năm, đột nhiên phần cánh phụ của chiếc Boeing 777 xuất hiện trên một hòn đảo nhỏ cách khu vực tìm kiếm hàng nghìn km là điều bất hợp lý.
Một số người nhà nạn nhân nói việc xác nhận máy bay rơi là chưa đủ, đồng thời lặp lại yêu cầu câu trả lời cho những gì đã khiến MH370 biến mất. “Giờ tôi muốn biết thân máy bay ở đâu để chúng tôi tìm kiếm các hành khách, lấy lại hộp đen và biết điều gì xảy ra. Chỉ có như vậy, với chúng tôi mọi chuyện mới khép lại”, Jacquita Gonzales, vợ của Patrick Gomes, giám sát viên chuyến bay MH370, chia sẻ.
Nhật Bản
*Kỷ niệm 70 năm ngày quân đội Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiênxuống thành phố Hiroshima: Hàng nghìn người Nhật đến Đài tưởng niệm hòa bình Hiroshima hôm 6/8 để tưởng niệm những nạn nhân thiệt mạng trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử cách đây 70 năm. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng có mặt tại Đài tưởng niệm hòa bình Hiroshima vào sáng 6/8.
Hiroshima hoang tàn sau vụ ném bom nguyên tử. Nguồn: CNN |
Vào 8h15 sáng ngày 6/8/1945, quả bom nguyên tử đầu tiên phát nổ ở Hiroshima, khiến 140.000 người thiệt mạng và phá hủy 90% thành phố. Nhưng gần với trung tâm của vụ ném bom, vẫn còn duy nhất một tòa nhà đứng sừng sững.
70 năm sau, Genbaku Dome, hiện là khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, là một phần của một thành phố hoàn toàn mới, là nơi cư trú của 1,2 triệu dân cư với hàng loạt tòa nhà chọc trời, các căn hộ cao tầng và đường phố tấp nập phương tiện giao thông.
Nga
*Hoàn thành thương vụ tàu Mistral: Pháp sẽ bồi thường cho Nga khoản tiền vi phạm hợp đồng bàn giao 2 tàu sân bay trực thăng lớp Mistral và vụ tranh cãi liên quan tới hợp đồng này đã được giải quyết.
Sau cuộc điện đàm tối ngày 5/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Pháp Francois Hollande đã đạt được thỏa thuận về việc Pháp phá vỡ hợp đồng cung cấp 2 tàu sân bay trực thăng lớp Mistral mà Nga đặt mua của Pháp vào năm 2011, Lenta dẫn nguồn tin từ Vụ báo chí Điện Kremlin cho biết.
Theo Điện Kremlin, phía Pháp sẽ bồi thường cho Nga khoản tiền vi phạm hợp đồng bàn giao 2 tàu sân bay trực thăng lớp Mistral, đồng thời khẳng định vụ tranh cãi liên quan tới hợp đồng này đã được giải quyết.
Số tiền mà Pháp phải bồi hoàn cho việc chấm dứt hợp đồng sẽ được trả lại. Sau khi tháo dỡ các thiết bị của Nga trên tàu, Pháp sẽ có quyền định đoạt “số phận” của các hàng không mẫu hạm này. Song, Điện Kremlin không cho biết mức bồi thường chính xác mà Pháp phải trả cho Nga.
Thương vụ Mistral đã đi đến hồi kết. |
*Nga đệ đơn đòi chủ quyền Bắc Cực lên LHQ: Bộ Ngoại giao Nga cho biết nước này đã đệ đơn lên Liên Hiệp Quốc xin công nhận chủ quyền với 1,2 triệu km2 thềm lục địa Bắc Cực, nơi chứa một trữ lượng lớn dầu và gas.
Theo Fox News, Bộ Ngoại giao Nga cho biết việc đệ trình lại yêu cầu gửi đến Ủy ban Liên Hiệp Quốc về ranh giới thềm lục địa dựa trên những dữ liệu khoa học thu thập được và có những lập luận mới. Động thái mới được đưa ra một tuần sau khi điện Kremlin cho biết sẽ tăng cường hải quân ở Bắc Cực như một phần của chính sách quân sự mới.Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết kế hoạch bao gồm một hạm đội tàu phá băng mới.
Bắc Cực được cho là đang chiếm giữ tới 25% lượng dầu mỏ và khí gas chưa được khai thác trên thế giới. Tất cả các nước khác nằm cạnh Bắc Cực là Na Uy, Đan Mạch, Canada và Mỹ , đều muốn khẳng định quyền tài phán đối với một số vùng ở Bắc Cực.
Hội nghị ASEAN
*Trung Quốc tuyên bố đã ngừng việc xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông: Trong cuộc gặp với các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, ông Vương Nghị khẳng định Trung Quốc đã ngừng dự án xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông vốn gây nhiều tranh cãi thời gian vừa qua.
Ông Vương Nghị cho biết: “Trung Quốc đã tạm ngừng dự án này. Nếu không tin có thể đưa máy bay đến tận nơi và kiểm chứng”.
Ngoài ra ông cũng kêu gọi các nước trong khu vực nhanh chóng đàm phán về bộ quy tắc ứng xử trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. "Trung Quốc và ASEAN cũng sẽ đồng ý tăng tốc những tham vấn nhằm đi tới một Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC)”, ông Vương Nghị nói.
Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. |
*Các ngoại trưởng lên tiếng phản đối Trung Quốc: Cũng trong buổi hội đàm ngày hôm qua, ông Kerry bày tỏ sự quan ngại của Mỹ về việc Bắc Kinh mở rộng qui mô xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông, trong đó một số dự án còn có yếu tố quân sự.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho rằng Trung Quốc dừng lại bởi nước này đã xây dựng xong một hòn đảo mới. “Bắc Kinh tuyên bố đã bước vào giai đoạn thứ hai, đó là xây dựng các cơ sở vật chất trên đảo. Philippines cho rằng các hành động này là nhằm gây mất ổn định khu vực”, ông Jose nói.
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Minoru Kiuchi cũng bày tỏ quan ngại trước hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông của Trung Quốc, bao gồm việc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với phần lớn vùng lãnh hải, xây dựng trái phép các đảo nhân tạo với mục đích quân sự.
No comments:
Post a Comment