Tuesday, June 30, 2015

Vạn Lý Trường Thành đang biến mất


Bất chấp các nỗ lực bảo tồn của Trung Quốc, gần một phần ba Vạn Lý Trường Thành - công trình kiến trúc được đánh giá là xứng tầm kỳ quan của thế giới của nước này, đã biến mất hoàn toàn, theo một báo cáo mới.



Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc, kỳ quan thế giới, công trình kiến trúc
Vạn Lý Trường Thành thực tế bao gồm nhiều cấu trúc khác nhau, được nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc cho xây dựng trải dài khắp miền bắc nước này và miên nam Mông Cổ suốt nhiều thế kỷ. Ảnh: Alamy
Tình trạng xói mòn tự nhiên, sự phá hủy của con người và sự thiếu bảo vệ đồng nghĩa với tổng cộng 1.963,4km tường thành, vốn có niên đại hơn 2.000 năm, đã biến mất.
Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc, kỳ quan thế giới, công trình kiến trúc
Tuy nhiên, 1/3 công trình kiến trúc này hiện đã sụp đổ hoàn toàn. Ảnh: AP
Chỉ 8% bức tường Nhà Minh, phần được xây dựng cách đây 700 năm và rõ thấy nhất thuộc công trình Vạn Lý Trường Thành, hiện còn trong tình trạng bảo tồn tốt, theo website của Nhân dân nhật báo.
Vạn Lý Trường Thành thực tế bao gồm nhiều cấu trúc khác nhau, được nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc cho xây dựng trải dài khắp miền bắc nước này và miên nam Mông Cổ suốt nhiều thế kỷ. Công trình này ước tính có chiều dài từ 9.012 - 21.195km, tùy theo những đoạn tường nào được tính gộp vào.
Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc, kỳ quan thế giới, công trình kiến trúc
Chỉ 8% bức tường Nhà Minh, đoạn tường nổi tiếng nhất thuộc Vạn Lý Trường Thành, còn trong tình trạng bảo quản tốt. Ảnh: EPA
Tuy nhiên, đoạn tường nổi tiếng nhất hiện nay là bức tường Nhà Minh, được xây dựng từ năm 1368 đến năm 1644. Phần cấu trúc này trải dài gần 8.851,4km từ đèo Jiayu ở tỉnh Cam Túc tới khu vực Sơn Hải Quan ở tỉnh Hà Bắc.
Tờ Thời báo Bắc Kinh mới đây đưa tin, rất nhiều phần của Vạn Lý Trường Thành đang sụp đổ.
Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc, kỳ quan thế giới, công trình kiến trúc
Khách du lịch, sự xói mòn tự nhiên và tình trạng ăn cắp gạch được coi là những thủ phạm chính khiến Vạn Lý Trường Thành đang trên đà biến mất. Ảnh: Reuters/EPA
Kết quả một cuộc khảo sát do Hội Vạn Lý Trường Thành tiến hành, phát hiện, cây cối mọc trên các đoạn tường thành cũng như số lượng khách du lịch viếng thăm di sản thế giới được UNESCO công nhận này, đang làm gia tăng tổn hại đến công trình. Việc lấy trộm gạch từ các bức tường cũng tạo ra đe dọa lớn đối với việc bảo vệ công trình kiến trúc cổ.
Theo báo chí địa phương, gạch lấy từ Vạn Lý Trường Thành với các hình chạm khắc đặc trưng của Trung Quốc, đang được dân làng ở tỉnh Hà Bắc, miền bắc nước này bán làm đồ lưu niệm, với giá 30 Nhân dân tệ (khoảng 4,8 USD)/viên. Thực trạng đáng báo động này vẫn diễn ra, bất chấp việc những người lấy cắp gạch từ công trình có thể bị phạt tới 5.000 NDT (805,9 USD) theo quy định của luật pháp Trung Quốc.

Tuấn Anh(theo Daily Mail)

Thế giới 24h: Rúng động hơn 100 người chết thảm


 Máy bay quân sự Indonesia lao xuống khu dân cư; Hy Lạp đề xuất thỏa thuận vào giờ chót... là các tin nóng trong 24 giờ qua.
Nổi bật    
Các hãng tin quốc tế cho biết, ít nhất 113 người đã thiệt mạng khi một máy bay quân sự C-130 Hercules rơi xuống một khu dân cư ở bắc Indonesia trưa 30/6. Tai nạn xảy ra chỉ 2 phút sau khi máy bay cất cánh từ một căn cứ quân sự cách hiện trường khoảng 5km.
tai nạn hàng không, máy bay rơi, máy bay quân sự, C-130 Hercules, Indonesia, thế giới 24h
Hiện trường vụ tai nạn máy bay. (Ảnh: Reuters)
Tư lệnh lực lượng Không quân Indonesia - ông Agus Supriatna cho biết, toàn bộ 113 người trên chiếc máy vận tải C-130 Hercules, trong đó bao gồm 12 thành viên phi hành đoàn và 101 hành khách, nhiều khả năng là đã bị thiệt mạng.
Máy bay gặp nạn khi đang vận chuyển hậu cần quân sự tới quần đảo Natuna. Giới chức Indonesia cho biết, máy bay đâm xuống thành phố Medan, đảo Sumatra. Vị trí chiếc máy bay rơi là một khu vực có nhiều nhà cửa và một khách sạn.
Báo chí địa phương cho hay, viên phi công điều khiển trên máy bay đã yêu cầu được quay lại, vì máy bay bị trục trặc kỹ thuật. Theo lời các nhân chứng có mặt tại hiện trường lúc xảy ra tai nạn, chiếc máy bay có vẻ đã bị nổ ngay trước khi rơi xuống mặt đất.
Hiện chưa rõ nguyên nhân tai nạn. Với dân số 3,4 triệu người, Medan là thành phố lớn thứ ba ở Indonesia. 10 năm trước, một máy bay của hãng Mandala Airlines cũng đâm xuống một khu dân cư ở Medan làm 143 người chết, bao gồm 30 người trên mặt đất.
Tin vắn
- Hy Lạp đã đưa ra đề xuất thỏa thuận cứu trợ 2 năm với Liên minh châu Âu, nhằm giúp nước này thoát khỏi khủng hoảng, chỉ vài giờ trước khi gói cứu trợ của Athens hết hạn.
- Theo một chuyên gia quân sự Mỹ, hải quân nước này và cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến đang phát triển một tàu tuần tra chống ngầm không người lái mới, nhằm theo dõi các tàu ngầm diesel-điện khó tầm soát của Nga và Trung Quốc.
- Cựu cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Zbigniew Brzezinski tin tưởng, Ukraina sẽ không bao giờ gia nhập khối NATO, nếu như quốc gia này duy trì hòa bình và ổn định lâu dài.
- Do sự hoạt động mạnh của núi lửa Sinabung ở quận Karo, Bắc Sumatra, Chính phủ Indonesia đã triển khai khoảng 500 binh lính nhằm bảo vệ và ngăn chặn người dân địa phương đi vào khu vực nguy hiểm của ngọn “hỏa diệm sơn” này.
- Myanmar có thể là quốc gia đầu tiên trên thế giới mua các máy bay chiến đấu JF-17 Thunder hay còn gọi là FC-1 Xiaolong, theo hãng thông tấn Tân Hoa của Trung Quốc.
- Người phát ngôn Cơ quan nhập cư Israel thông báo, nước này hôm 29/6 đã trục xuất cựu Tổng thống Tunisia Moncef Marzouki và nghị sỹ Nghị viện châu Âu Ana Miranda.
- Các chiến binh thuộc tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) đã công khai chặt đầu hai phụ nữ bị cáo buộc dùng phép "phù thủy để trị bệnh" ở tỉnh Deir Ezzor, Syria.
- Hải quân Hàn Quốc hôm 30/6 đã tiến hành hạ thủy chiếc tàu cứu hộ, cứu nạn thứ hai trong một buổi lễ được tổ chức tại thành phố cảng Busan ở miền đông nam nước này.
- Hôm 30/6, một hành khách trên chuyến tàu cao tốc Shinkansen của Nhật Bản đã bất ngờ đổ xăng lên người mình và tự thiêu. Vụ việc đã làm 26 người khác bị thương.
- Hôm 30/6, một tàu tuần tra Triều Tiên đã phải quay đầu lại vùng biển nước này, sau khi bị hải quân Hàn Quốc bắn cảnh báo, vì đã vượt qua đường hải giới liên Triều.
- Trưởng công tố Paris (Pháp) Francois Molin ngày 30/6 xác nhận, nghi phạm tấn công một nhà máy khí đốt gần thành phố Lyon hồi tuần trước có động cơ khủng bố và có liên hệ với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria.
Tin ảnh
tai nạn hàng không, máy bay rơi, máy bay quân sự, C-130 Hercules, Indonesia, thế giới 24h
Abu Bakr al-Bahdadi, 43 tuổi, thủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), là một trong những chiến binh thánh chiến của IS đang bị Mỹ truy lùng ráo riết nhất. (Ảnh: Al-Furqaan)
Phát ngôn
"Mỹ nên nhớ Triều Tiên đã có sẵn tổ hợp tấn công uy lực, được trang bị nhiều tên lửa chiến lược và chiến thuật để đối phó mối đe dọa tên lửa của nước này", hãng thông tấn KCNA dẫn tuyên bố của Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên, sau khi Mỹ triển khai tàu USS Chancellorsville và máy bay Global Hawk tới căn cứ quân sự ở Yokosuka, Nhật Bản.
Sự kiện
Nửa đêm 1/7/1997, Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc trong một buổi lễ có sự tham dự của Thủ tướng Anh Tony Blair, Thái tử Charles, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright.
Thanh Vân

Tin thế giới 18h30: "Mưa" đạn vẫn dày đặc ở Donbass, Ukraine


Các cuộc giao tranh diễn ra với cường độ và tần suất ngày càng cao ở miền Đông Ukraine trong những ngày gần đây. Hy Lạp như 'chảo lửa' khi ngân hàng đóng cửa.
Ukraine
* Hôm 29/6, tờ New Week đưa tin, ông Andriy Lysenko, người phát ngôn của Hội đồng Quốc phòng và An ninh Ukraine, ước tính, trong tuần qua, các cuộc tấn công của ly khai gia tăng cả về cường độ và số lượng với 540 lần chỉ trong một tuần.
Các lực lượng chính phủ Ukraine ở miền Đông.
Vùng ngoại ô Horlivka, khu vực sân bay Donetsk, Marinka, Krasnogorovka, Avdiivka là những nơi phải hứng chịu nhiều bom đạn nhất, gần như bị tấn công suốt ngày đêm.
Ở khu vực Luhansk, tình hình cũng nghiêm trọng không kém. Theo ông Lysenko, ly khai sử dụng nhiều súng cối, súng phóng lựu, xe tăng, xe chiến đấu bộ binh trong các cuộc tấn công.
Các khu vực xung quanh thành phố cảng Mariupol cũng không nằm ngoài mục tiêu của ly khai. Tuy nhiên, tình hình ở đây có vẻ yên ổn hơn.
Nga – Ukraine
* Theo Bloomberg, hôm 29/6, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố giảm 60% mức chiết khấu khí đốt cho Ukraine. Theo đó, Kiev chỉ còn được giảm 40 USD/1000 mét khối trong quý 3/2015.
Với việc giảm mức chiết khấu trên, giá bán khí đốt cho Ukraine trong quý 3 tới sẽ không giảm so với mức giá hiện tại là 247 USD/1000 mét khối dù giá dầu giảm.
Tuyên bố từ phía Moscow có thể khiến Kiev thất vọng bởi trước đó, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Volodymyr Demchyshyn hy vọng sẽ có được mức giá khí đốt thấp hơn trong quý 3 tới.
Indonesia
* BBC đưa tin, hôm nay (30/6), một chiếc máy bay quân sự của Indonesia chở 12 người đã bị rơi vào nhiều nhà dân ở thành phố Medan. Thông tin hiện tại cho biết có ít nhất 20 người thiệt mạng.
Hiện công tác cứu hộ và tìm kiếm vẫn đang diễn ra. Hiện trường vẫn còn lửa và khói đen dày đặc.
Mỹ
* Theo News Week, Hải quân Mỹ đang trả tới 9 triệu USD (tương đương 197 tỷ đồng) một năm để tiếp tục sử dụng phiên bản hệ điều hành cũ, ra đời từ tận năm 2001 của Microsoft là Windows XP.
Hải quân Mỹ vẫn chuộng phiên bản hệ điều hành lâu đời Windows XP của Microsoft.
Vì không có bản cập nhật tính năng bảo mật nên các máy tính tiếp tục sử dụng Windows XP sẽ dễ dàng bị nhiễm các phần mềm độc hại và virus. Thay vì cập nhật lên Window 8, hải quân Mỹ lại trả tiền cho Microsoft để cập nhật Windows XP.
* Trung tâm nghiên cứu Pew vừa công bố một nghiên cứu tại 39 quốc gia trên thế về việc các nước trên thế giới có thái độ thế nào đối với nước Mỹ.
Cuộc thăm dò dư luận cho thấy số người có thái độ tích cực với Mỹ nhiều hơn là tiêu cực.
Trong số các quốc gia “không yêu” Mỹ nhất qua 2 cuộc thăm dò của 2 Trung tâm Pew và Gallup, Nga vẫn là “đại ca dẫn đầu” (82% - Gallup và 81% - Pew), Palestine (72% và 70%), Pakistan (65% và 62%) và Lebanon (66% và 60%).
Hy Lạp
Những người về hưu đứng trước cửa chi nhánh Ngân hàng Quốc gia Hy Lạp tại thủ đô Athens.
* Theo Reuters, trong vài ngày qua, Hy Lạp vô cùng hỗn loạn khi nước này buộc phải đóng cửa tất cả các ngân hàng và áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn do đàm phán với các chủ nợ quốc tế thất bại.
Phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Alexis Tsipras trấn an người dân rằng, các tài khoản ngân hàng sẽ an toàn và lương vẫn được chi trả.
Tuy vậy, hàng chục nghìn người xuống đường biểu tình do lo sợ số tiền gửi trong các ngân hàng của họ sẽ bị mất khi các ngân hàng đóng cửa và chính phủ áp đặt mức trần rút tiền từ các máy ATM là 60 euro/ngày/người.
Mỹ - Trung
Tổng thống Mỹ Barack Obama.
* Phát biểu tại Lầu Năm Góc, nhà tương lai học Peter Singer cảnh báo giới lãnh đạo quân sự Mỹ rằng: Chiến tranh thế giới lần thứ 3 với Trung Quốc đang tới gần.
Theo ông Singer, một ngày nào đó, các chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ sẽ bị nổ tung trên bầu trời do sử dụng các vi mạch mà Trung Quốc sản xuất. Trong khi đó, tin tặc (hacker) Trung Quốc có thể dễ dàng truy cập vào các cơ quan tình báo của quân đội Mỹ. Ngoài ra, binh sĩ Trung Quốc sẽ còn tấn công đánh chiếm đảo Hawaii.
IS
Các thành viên của tổ chức Nhà nước Hồi giáo.
* Reuters đưa tin, hôm 30/6, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Syria (SOHR) cho hay, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đã lần đầu tiên chặt đầu 2 phụ nữ ở Syria với tọi danh dùng ma thuật.
Theo SOHR, các vụ hành quyết trên diễn ra tại tỉnh miền đông Deir al-Zor của Syria hôm 28 và 29/6.
IS đã hành quyết nhiều nam giới nước ngoài và địa phương ở Syria bao gồm cả các nhân viên cứu trợ và các nhà báo. Nhưng đây là lần đầu tiên tổ chức này thực hiện hành vi man rợ trên với phụ nữ.
PHẠM KHÁNH (Tổng hợp)

Friday, June 26, 2015

Thế giới 24h: Khủng bố đẫm máu cả ba châu lục


Ba vụ khủng bố rúng động thế giới xảy ra gần như cùng lúc tại ba quốc gia, Mỹ cho phép người đồng giới kết hôn trên toàn quốc… là những tin nóng 24 giờ qua.
Nổi bật
Một loạt vụ tấn công khủng bố gây chấn động thế giới đã xảy ra gần như đồng thời tại ba quốc gia ở ba châu lục: Pháp, Tunisia và Kuwait.
Reuters cho biết tại Pháp, một thi thể người được phát hiện cùng với lá cờ viết bằng tiếng Ảrập tại một nhà máy khí đốt của Mỹ.
Pháp, thế giới 24h, khủng bố, Hồi giáo cực đoan, IS, tấn công
Vụ việc xảy ra sau khi có hai người đàn ông lao xe ô-tô vào hàng rào gây nên một vụ nổ lớn khiến một người thiệt mạng và khoảng 10 người bị thương. Kẻ tấn công còn sống và đã bị cảnh sát bắt giữ. Nhiều người khác bị nghi là đồng phạm cũng bị cảnh sát giam giữ.
Trong khi đó, tại Tunisia, ít nhất 27 người đã thiệt mạng, trong đó có cả người nước ngoài, sau khi ít nhất một tay súng tấn công vào khách sạn du lịch của Tunisia ở bãi biển Sousse.
Theo RT, hai tay súng đã dùng loại súng trường Kalashnikov để tấn công các nạn nhân. Một trong những khách sạn bị xả súng là khách sạn năm sao Imperia Marhaba. Cảnh sát đang truy tìm tay súng thứ hai tham gia vụ tấn công. Tờ Mirror của Anh cho biết, các thi thể nạn nhân vụ xả súng nằm la liệt trên bãi biển.
Còn tại Kuwait, một kẻ đánh bom tự sát đã cho phát nổ quả bom tại nhà thờ của người Hồi giáo dòng Shiite ngay tại buổi lễ cầu nguyện. Vụ nổ đã khiến các bức tường và trần của thánh đường bị vỡ.
Thị trưởng thành phố Kuwait cho biết, vụ nổ khiến 25 người thiệt mạng, 200 người bị thương. Nhóm phiến quân ‘Nhà nước Hồi giáo’ (IS) đã nhận trách nhiệm cho vụ tấn công này.
Đây là vụ tấn công tự sát đầu tiên vào thánh đường Hồi giáo dòng Shiite tại một quốc gia nơi mà người Hồi giáo dòng Sunni và Shiite sống cùng nhau với rất ít va chạm. Theo thông tin ban đầu, kẻ tiến hành vụ tấn công tự sát này còn rất trẻ, chỉ chừng ngoài 20 tuổi.
Tin vắn
- Ủy ban Kiểm tra kỷ luật thành phố Thiên Tân (Trung Quốc) thông báo Thành ủy Thiên Tân đã cho phép tiến hành điều tra Tưởng Dĩnh - nguyên Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Thiên Tân, Bạch Văn Nguyên - Phó Cục trưởng Cục Văn hóa phát thanh, điện ảnh, truyền hình Thiên Tân, và Lưu Kiến Siêu - Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Sản nghiệp sáng tạo văn hóa phương Bắc Thiên Tân, do nghi ngờ vi phạm kỷ luật, pháp luật nghiêm trọng.
- Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết, 2 tàu của lực lượng tuần duyên Trung Quốc đã xâm nhập lãnh hải Nhật Bản tại khu vực quanh quần đảo tranh chấp Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông.
- Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết đã triệu đại diện ngoại giao cấp cao nhất của Israel tại thủ đô Ankara tới, để yêu cầu giải thích lý do một nhóm nhà báo cùng các nhân viên xã hội dân sự Thổ Nhĩ Kỳ bị từ chối nhập cảnh ở sân bay Ben Gurion.
- Cựu Thủ tướng Nga Yevgeni Primakov đã qua đời ở tuổi 85. Ông Primakov là một nhà kỹ trị, giữ chức Thủ tướng Nga trong giai đoạn 1998-1999, dưới thời Tổng thống Nga Boris Eltsin.
- Chủ tịch Cuba Raul Castro ngày 25/6 đã tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương, người đang có chuyến thăm và làm việc tại Cuba.
- Cảnh sát Kenya cho biết đang thẩm vấn 48 nghi can khủng bố nước ngoài bị bắt giữ ở khu vực Đông Bắc, trong bối cảnh các cơ quan an ninh nước này tăng cường cuộc chiến chống khủng bố và nhiều thách thức an ninh khác.
- Ủy ban Quốc phòng CHDCND Triều Tiên đã kêu gọi thế giới tham gia cuộc đấu tranh nhằm "đập tan bè lũ đế quốc Mỹ" trong một bài viết nhân dịp kỷ niệm 65 năm nổ ra chiến tranh Triều Tiên.
- Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria cho biết, IS đã giết hại ít nhất 146 dân thường trong vụ tấn công thị trấn Kobane và ngôi làng lân cận ở Syria.
Tin ảnh
Pháp, thế giới 24h, khủng bố, Hồi giáo cực đoan, IS, tấn công
Tòa án tối cao tại Mỹ vừa ra phán quyết cho phép các cặp đôi đồng giới kết hôn trên toàn nước Mỹ. Trong ảnh là các cặp đôi đồng giới thể hiện sự vui mừng sau phán quyết của tòa án.
Phát ngôn
Trung Quốc đã phản bác cáo buộc của Giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia Mỹ James Clapper nói rằng, Bắc Kinh là nghi can hàng đầu trong vụ đánh cắp dữ liệu cá nhân của hàng triệu nhân viên chính phủ Mỹ, đồng thời khẳng định những cáo buộc này là "phi lý."
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói: "Chúng tôi được biết Mỹ vẫn đang điều tra, song lại hồ nghi Trung Quốc đứng sau vụ này. Điều đó thật phi lý. Chúng tôi coi đó chẳng khác nào Mỹ đang nhận định theo hơi hướng có tội thay vì vô tội".
Sự kiện
27/6/1358 - Nước Cộng hòa Dubrovnik được thành lập tại lãnh thổ nay thuộc Croatia, với vị thế là một quốc gia chư hầu của Hungary.
27/6/1869 - Nước Cộng hòa Ezo trên đảo Hokkaido chính thức giải thể, sau khi chiến bại trước quân đội của Thiên hoàng Nhật Bản.
27/6/1950 - Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (không có mặt Liên Xô) đã ra nghị quyết mở đầu cho việc Mỹ và đồng minh can thiệp vào cuộc chiến ở Triều Tiên.
  • Lê Thu

Tin thế giới 18h30: Vũ khí hủy diệt sắp có mặt ở Ukraine


Trung Quốc đưa Hải Dương-981 quay trở lại Biển Đông; Kiev mở đường đưa vũ khí hủy diệt vào lãnh thổ; Pháp biểu tình dữ dội; ...
Biển Đông – Trung Quốc:
*Tiến sỹ Nguyễn Hồng Thao thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam đã có bài viết mang tựa đề "Sự thật về 'kẻ hung hăng' ở Biển Đông" (The Truth About Aggression' in the South China Sea), để phản biện lại những thông tin sai lệch mà nhà nghiên cứu Greg Austin thuộc Viện Đông Tây ở New York, đăng trên tạp chí The Diplomat về việc ông này gọi Việt Nam là "quốc gia hung hăng nhất ở Biển Đông". 
Không chỉ cải tạo và xây dựng trái phép các đảo nhân tạo trên Biển Đông, Trung Quốc còn biến nhiều khu vực trở thành căn cứ quân sự. 
*Chủ đề an ninh hàng hải đang trở thành điểm mấu chốt giúp tăng cường quan hệ hợp tác Mỹ – Nhật – Việt Nam.
Theo tạp chí The Diplomat, trong những năm qua, sáng kiến mang tên "Con đường số 2" đang tìm cách thúc đẩy mối quan hệ hợp tác bền vững hơn giữa 3 quốc gia Mỹ – Nhật – Việt Nam. Các cuộc đối thoại ba bên cũng được công khai tổ chức ngày càng nhiều trong thời gian gần đây khi mà Mỹ mở rộng mạng lưới đồng minh và đối tác hiện tại sang các chi nhánh mới. 
*Ngày 25/6, Cục An toàn hàng hải Trung Quốc (MSA) đưa ra thông báo cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 sẽ quay trở lại Biển Đông và sẽ tiến hành thăm dò từ 25/6 đến 20/8.
Đây là vị trí thuộc vùng biển phía nam cửa vịnh Bắc Bộ và phía tây tây bắc quần đảo Hoàng Sa.
*Chiến lược "tái cân bằng" khu vực châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Barack Obama đã "hoàn toàn thất bại" trong việc ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.
Theo tạp chí The Diplomat, nguyên nhân là do quá trình phát triển nhanh chóng của quân đội Trung Quốc đã làm thay đổi cán cân sức mạnh trong khu vực theo cách mà Bắc Kinh mong muốn. 
Ukraine:
*Hôm 25/6, Tổng thư ký NATO cảnh báo Ukraine sắp phải đối mặt với các cuộc giao tranh căng thẳng song vẫn cần duy trì thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2 bởi đây là cơ hội mong manh giúp Kiev lập lại hòa bình. 
“Cuộc chiến tại Ukraine đã cướp đi sinh mạng của hơn 6.000 người. Thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2 cũng đã nhiều lần bị vi phạm. Mối đe dọa tái diễn các cuộc tấn công đẫm máu vẫn đang rình rập”, Reuters dẫn lời Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu trong cuộc họp với các Bộ trưởng Quốc phòng NATO và Ukraine. 
Quân chính phủ Ukraine hoạt động tại thị trấn Avdiivka thuộc thành phố Donetsk. 
*Tổng thống Ukraine đã ban hành luật cho phép binh sĩ nước ngoài hiện diện tại Ukraine trong lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế và mở đường để các loại vũ khí hủy diệt có mặt tại nước này.
Nga thì cho rằng mọi sứ mệnh triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình chỉ được tiến hành khi các điều khoản trong thỏa thuận ngừng Minsk 2 được thực thi đầy đủ và cả 2 bên tham chiến là quân chính phủ Kiev và phe ly khai cùng đồng thuận với biện pháp này.
Nga – phương Tây – NATO:
*Thủ tướng Nga Medvedev đã ký sắc lệnh kéo dài thời hạn thi hành lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ phương Tây cho tới ngày 5/8/2016. Danh sách các mặt hàng bị cấm nhập khẩu vẫn giữ nguyên như năm ngoái.
Ông Medvedev cũng nhấn mạnh các biện pháp “phản pháo” lại lệnh trừng phạt của phương Tây không hề xuất phát từ yếu tố chính trị mà chỉ từ động cơ kinh tế. 
Tổng thống Nga Vladimir Putin. 
*Hôm 25/6, Tổng thống Putin tuyên bố Nga cần tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với các mối đe dọa ở khu vực biên giới khi mà quan hệ giữa Moscow và phương Tây trở nên căng thẳng vì Ukraine.
Theo AP, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh: “Một đội quân hùng mạnh được trang bị các loại vũ khí hiện đại, sẽ bảo đảm duy trì cho quyền chủ quyền và hợp nhất lãnh thổ của Nga”. 
*Cho dù có những nỗ lực của Mỹ và NATO can thiệp tiến trình chính trị tại Nga, song nước này không để xảy ra một cuộc cách mạng màunhư đã từng diễn ra ở Ukraine, Gruzia trước đây.
Các nhà phân tích Stratfor tin rằng cuộc đối đầu hiện nay giữa Nga và NATO sẽ còn kéo dài và Tổng thống Putin sẽ còn "sống lâu hơn". Bất chấp mọi nỗ lực của đối thủ, Nga sẽ không để xảy ra một cuộc đảo chính, một cuộc cách mạng màu.
*Nga là nước cởi mở với thế giới, ủng hộ việc tăng cường quan hệ hợp tác và đối tác với tất cả những ai có thiện chí. Nga không có kế hoạch xâm lược hay đe dọa bất cứ nước nào.
Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, đối với bất kỳ một vấn đề tranh chấp nào, Moscow cũng sẽ đều tìm cách giải quyết chỉ bằng phương tiện chính trị, ngoại giao.
Nhà nước Hồi giáo IS:
*Cựu Thủ tướng Israel Ehud Barak khẳng định IS "không đủ mạnh" và nếu vấp phải sự phản kháng thích đáng, IS có thể bị đánh bại nhanh chóng chỉ trong 2 ngày.
IS là một trong những tổ chức phiến quân được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại nhất ở Trung Đông. 
"Tôi cho rằng ở một số nơi IS đã giành thắng lợi là do lực lượng này không vấp phải sự phản kháng thích đáng. Rõ ràng, IS không hề mạnh bởi họ chỉ có 30.000 – 40.000 tay súng. Phương tiện di chuyển của họ chỉ là những chiếc xe bán tải trang bị súng máy", RT dẫn lời ông Barak. 
Triều Tiên:
*Trong lễ kỷ niệm 65 năm chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên bùng nổ với 100.000 người tuần hành tại sân vận động Kim Nhật Thành hôm 25/6, Triều Tiên đã gọi Mỹ là "tên đế quốc quái vật béo ú".
Theo Telegraph, "cuộc diễu hành quy mô lớn trong ngày chiến đấu chống lại Mỹ" được sắp đặt cẩn thận và bài bản với các bài phát biểu mang tính kích động kêu gọi trả thù Mỹ. 
Pháp:
*Ngày 25/6, hàng nghìn tài xế taxi của Pháp đã tràn xuống đường để biểu tình phản đối Uber khiến giao thông bị tắc nghẽn hoàn toàn.
Cuộc biểu tình của tài xế taxi Pháp. 

Mục đích của cuộc biểu tình này là để phản đối ứng dụng UberPOP. Ứng dụng này cho phép người dùng có thể đi xe của các tài xế chưa được được cấp giấy phép. Người biểu tình đã lật xe, đốt lốp xe và pháo sáng. Cảnh sát được huy động để thiết lập lại trật tự.

Pháp không phải nước đầu tiên diễn ra các cuộc biểu tình phản đối Uber. Nhưng đây lại là nơi các cuộc biểu tình diễn ra bạo lực hơn bất kỳ nơi nào khác.


MINH THU (tổng hợp)