Friday, June 26, 2015

Tin thế giới 18h30: Vũ khí hủy diệt sắp có mặt ở Ukraine


Trung Quốc đưa Hải Dương-981 quay trở lại Biển Đông; Kiev mở đường đưa vũ khí hủy diệt vào lãnh thổ; Pháp biểu tình dữ dội; ...
Biển Đông – Trung Quốc:
*Tiến sỹ Nguyễn Hồng Thao thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam đã có bài viết mang tựa đề "Sự thật về 'kẻ hung hăng' ở Biển Đông" (The Truth About Aggression' in the South China Sea), để phản biện lại những thông tin sai lệch mà nhà nghiên cứu Greg Austin thuộc Viện Đông Tây ở New York, đăng trên tạp chí The Diplomat về việc ông này gọi Việt Nam là "quốc gia hung hăng nhất ở Biển Đông". 
Không chỉ cải tạo và xây dựng trái phép các đảo nhân tạo trên Biển Đông, Trung Quốc còn biến nhiều khu vực trở thành căn cứ quân sự. 
*Chủ đề an ninh hàng hải đang trở thành điểm mấu chốt giúp tăng cường quan hệ hợp tác Mỹ – Nhật – Việt Nam.
Theo tạp chí The Diplomat, trong những năm qua, sáng kiến mang tên "Con đường số 2" đang tìm cách thúc đẩy mối quan hệ hợp tác bền vững hơn giữa 3 quốc gia Mỹ – Nhật – Việt Nam. Các cuộc đối thoại ba bên cũng được công khai tổ chức ngày càng nhiều trong thời gian gần đây khi mà Mỹ mở rộng mạng lưới đồng minh và đối tác hiện tại sang các chi nhánh mới. 
*Ngày 25/6, Cục An toàn hàng hải Trung Quốc (MSA) đưa ra thông báo cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 sẽ quay trở lại Biển Đông và sẽ tiến hành thăm dò từ 25/6 đến 20/8.
Đây là vị trí thuộc vùng biển phía nam cửa vịnh Bắc Bộ và phía tây tây bắc quần đảo Hoàng Sa.
*Chiến lược "tái cân bằng" khu vực châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Barack Obama đã "hoàn toàn thất bại" trong việc ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.
Theo tạp chí The Diplomat, nguyên nhân là do quá trình phát triển nhanh chóng của quân đội Trung Quốc đã làm thay đổi cán cân sức mạnh trong khu vực theo cách mà Bắc Kinh mong muốn. 
Ukraine:
*Hôm 25/6, Tổng thư ký NATO cảnh báo Ukraine sắp phải đối mặt với các cuộc giao tranh căng thẳng song vẫn cần duy trì thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2 bởi đây là cơ hội mong manh giúp Kiev lập lại hòa bình. 
“Cuộc chiến tại Ukraine đã cướp đi sinh mạng của hơn 6.000 người. Thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2 cũng đã nhiều lần bị vi phạm. Mối đe dọa tái diễn các cuộc tấn công đẫm máu vẫn đang rình rập”, Reuters dẫn lời Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu trong cuộc họp với các Bộ trưởng Quốc phòng NATO và Ukraine. 
Quân chính phủ Ukraine hoạt động tại thị trấn Avdiivka thuộc thành phố Donetsk. 
*Tổng thống Ukraine đã ban hành luật cho phép binh sĩ nước ngoài hiện diện tại Ukraine trong lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế và mở đường để các loại vũ khí hủy diệt có mặt tại nước này.
Nga thì cho rằng mọi sứ mệnh triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình chỉ được tiến hành khi các điều khoản trong thỏa thuận ngừng Minsk 2 được thực thi đầy đủ và cả 2 bên tham chiến là quân chính phủ Kiev và phe ly khai cùng đồng thuận với biện pháp này.
Nga – phương Tây – NATO:
*Thủ tướng Nga Medvedev đã ký sắc lệnh kéo dài thời hạn thi hành lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ phương Tây cho tới ngày 5/8/2016. Danh sách các mặt hàng bị cấm nhập khẩu vẫn giữ nguyên như năm ngoái.
Ông Medvedev cũng nhấn mạnh các biện pháp “phản pháo” lại lệnh trừng phạt của phương Tây không hề xuất phát từ yếu tố chính trị mà chỉ từ động cơ kinh tế. 
Tổng thống Nga Vladimir Putin. 
*Hôm 25/6, Tổng thống Putin tuyên bố Nga cần tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với các mối đe dọa ở khu vực biên giới khi mà quan hệ giữa Moscow và phương Tây trở nên căng thẳng vì Ukraine.
Theo AP, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh: “Một đội quân hùng mạnh được trang bị các loại vũ khí hiện đại, sẽ bảo đảm duy trì cho quyền chủ quyền và hợp nhất lãnh thổ của Nga”. 
*Cho dù có những nỗ lực của Mỹ và NATO can thiệp tiến trình chính trị tại Nga, song nước này không để xảy ra một cuộc cách mạng màunhư đã từng diễn ra ở Ukraine, Gruzia trước đây.
Các nhà phân tích Stratfor tin rằng cuộc đối đầu hiện nay giữa Nga và NATO sẽ còn kéo dài và Tổng thống Putin sẽ còn "sống lâu hơn". Bất chấp mọi nỗ lực của đối thủ, Nga sẽ không để xảy ra một cuộc đảo chính, một cuộc cách mạng màu.
*Nga là nước cởi mở với thế giới, ủng hộ việc tăng cường quan hệ hợp tác và đối tác với tất cả những ai có thiện chí. Nga không có kế hoạch xâm lược hay đe dọa bất cứ nước nào.
Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, đối với bất kỳ một vấn đề tranh chấp nào, Moscow cũng sẽ đều tìm cách giải quyết chỉ bằng phương tiện chính trị, ngoại giao.
Nhà nước Hồi giáo IS:
*Cựu Thủ tướng Israel Ehud Barak khẳng định IS "không đủ mạnh" và nếu vấp phải sự phản kháng thích đáng, IS có thể bị đánh bại nhanh chóng chỉ trong 2 ngày.
IS là một trong những tổ chức phiến quân được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại nhất ở Trung Đông. 
"Tôi cho rằng ở một số nơi IS đã giành thắng lợi là do lực lượng này không vấp phải sự phản kháng thích đáng. Rõ ràng, IS không hề mạnh bởi họ chỉ có 30.000 – 40.000 tay súng. Phương tiện di chuyển của họ chỉ là những chiếc xe bán tải trang bị súng máy", RT dẫn lời ông Barak. 
Triều Tiên:
*Trong lễ kỷ niệm 65 năm chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên bùng nổ với 100.000 người tuần hành tại sân vận động Kim Nhật Thành hôm 25/6, Triều Tiên đã gọi Mỹ là "tên đế quốc quái vật béo ú".
Theo Telegraph, "cuộc diễu hành quy mô lớn trong ngày chiến đấu chống lại Mỹ" được sắp đặt cẩn thận và bài bản với các bài phát biểu mang tính kích động kêu gọi trả thù Mỹ. 
Pháp:
*Ngày 25/6, hàng nghìn tài xế taxi của Pháp đã tràn xuống đường để biểu tình phản đối Uber khiến giao thông bị tắc nghẽn hoàn toàn.
Cuộc biểu tình của tài xế taxi Pháp. 

Mục đích của cuộc biểu tình này là để phản đối ứng dụng UberPOP. Ứng dụng này cho phép người dùng có thể đi xe của các tài xế chưa được được cấp giấy phép. Người biểu tình đã lật xe, đốt lốp xe và pháo sáng. Cảnh sát được huy động để thiết lập lại trật tự.

Pháp không phải nước đầu tiên diễn ra các cuộc biểu tình phản đối Uber. Nhưng đây lại là nơi các cuộc biểu tình diễn ra bạo lực hơn bất kỳ nơi nào khác.


MINH THU (tổng hợp)

No comments: